logo

Cho biết những cống hiến và hạn chế của Lý thuyết kinh tế của Keynes.

Câu hỏi: Cho biết những cống hiến và hạn chế của Lý thuyết kinh tế của Keynes.

Trả lời 

* Những cống hiến:

- Về mặt lí luận: Học thuyết Keynes đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử các học thuyết kinh tế. Nó góp phần làm thay đổi những quan điểm về các hoạt động kinh tế, nhất là quan điểm coi trọng vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết kinh tế. Nó được nhiều nhà lí luận tư sản tiếp thu, truyền bá, phát triển. Là cơ sở của kinh tế học vĩ mô hiện đại.

- Về mặt thực tiễn: Học thuyết Keynes giúp chủ nghĩa tư bản thoát khỏi khủng hoảng kinh tế những năm 30 của thế kỉ XX, giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển; cứu chủ nghĩa tư bản bên bờ phá sản, tạo điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Ông được đánh giá là công trình sư của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Cho biết những cống hiến và hạn chế của Lý thuyết kinh tế của Keynes.

* Những hạn chế:

- Học thuyết Keynes chỉ có ý nghĩa khi sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng, lúc này việc gia tăng tổng cầu mới có tác dụng làm gia tăng tổng cung, mặc dù giá cả có tăng, nhưng việc tăng giá ở mức vừa phải nền kinh tế có thể chấp nhận được. Còn khi sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng, nếu tiếp tục gia tăng tổng cầu sẽ làm giá cả tăng nhanh dẫn đến lạm phát.

- Lí thuyết số nhân của Keynes cũng có hạn chế. Trong thực tế, việc gia tăng đầu tư không làm tăng công ăn việc làm ngay nhất là trong điều kiện cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng.

- Chính sách giảm lãi suất để kích thích đầu tư cũng không hiệu quả, nhất là trong điều kiện tự do di chuyển tư bản trên phạm vi toàn cầu như hiện nay. Khi một nước nào đó giảm lãi suất, sẽ xảy ra hiện tượng rút vốn khỏi nước đó để di chuyển sang nước có lãi suất cao hơn dẫn đến đầu tư trong nước không những không tăng lên trái lại còn giảm xuống.

- Chính sách tăng giá tạo lạm phát để giải quyết thất nghiệp cũng không hiệu quả. VD cuộc khủng hoảng kinh tế 1969-1975: Giá cả tăng song thất nghiệp vẫn xảy ra hàng loạt.

Quá nhấn mạnh vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước, xem nhẹ, thậm chí bỏ qua vai trò tự điều tiết của thị trường. Sự chuyên quyền của Nhà nước kìm hãm sự phát triển kinh tế. 

icon-date
Xuất bản : 17/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022