logo

Chim và thú đều có bản năng gì trong quá trình nuôi con

Câu hỏi: Chim và thú đều có bản năng gì trong quá trình nuôi con?

Lời giải: 

Chim và thú đều có bản năng nuôi con, hết sức bảo vệ con của mình khỏi những con thú khác máu cho đến khi chúng có thể tự di chuyển kiếm ăn

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về chim và thú đều có bản năng gì trong quá trình nuôi con nhé!

[CHUẨN NHẤT] Chim và thú đều có bản năng gì trong quá trình nuôi con

Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa

- Thú là loài động vật đẻ con và  nuôi con bằng sữa

- Thú khác với chim là: Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con. Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú non sinh ra đã có hình dạng như thú mẹ.

- Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.

Số con trong một lứa Tên động vật
1 con - Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, voi. khỉ,…
Từ 2 đến 5 con - Hổ, sư tử, chó, mèo,…
Trên 5  con - Lợn, chuột,…

So sánh sự giống và khác nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim?

–   Giống nhau: Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn.

–   Khác nhau:

+ Chim đẻ trứng rồi mới nở thành con.

+ Thú: So với chim, sự sinh sản của thú có sự tiến hoá hơn:

*   Thú là động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa.

*   Ớ thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ.


Quá trình hình thành và phát triển bào thai của thú

- Ở các loài thú, trứng được thụ tinh thành hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi thành thai trong cơ thể thú mẹ cho đến khi ra đời.

- Thú mới sinh ra đã có hình dáng giống như thú mẹ 

- Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa cho đến khi con tự kiếm ăn 

=> Thú là động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa

Kết luận: Ở loài thú, trứng được thụ tinh thành hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi thành thai trong cơ thể mẹ cho đến khi ra đời. Thú con mới sinh ra sẽ luôn giống với thú mẹ và được nuôi bằng sữa mẹ cho đến khi trưởng thành tự kiếm ăn

Số con trong một lứa Tên động vật 
  • Thông thường chỉ đẻ 1 con  ( không kể trường hợp đặc biệt)
  • Động vật 2 con trở lên
  • Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, voi, khỉ,..
  • Hổ, sư tử, chó, mèo, lợn, chuột,..

Sơ đồ chu trình sinh sản của thú 

Trứng được thụ tinhHợp tử Phôi Bào thaiBào thai Thú con


Mùa sinh sản của chim

Chim sinh sản theo mùa như hầu hết các loài sinh vật khác sống trong thiên nhiên. Mùa sinh sản của chim thường bắt đầu vào lúc xuân sang, khi khí trời đã trở lại ấm áp sau những ngày giá lạnh của mùa đông và cây cối đã đâm chồi nảy lộc.

Nhiều loài chim suốt cả mùa đông đang sống thành đàn, cùng nhau kiếm ăn hòa thuận, bỗng một ngày nào đó tự nhiên có sự rạn nứt giữa tình thân ái của cả tập đoàn. Một vài cuộc cãi cọ nhỏ diễn ra, một vài con đang cùng kiếm ăn vui vẻ với đồng loại, bỗng tách ra khỏi đàn, đậu lên một cành cây, cao hứng hót một vài câu ngắn ngủn. Hình như những tia nắng ấm đầu xuân là thủ phạm làm thay đổi nhịp sống bên trong của chim và làm thay đổi cả tính tình của chúng. Mùa sinh sản của chim bắt đầu như vậy đấy!

Nước ta nằm gọn trong vùng nhiệt đới nên hầu như lúc nào chúng ta cũng có thể gặp chim làm tổ, không loài này thì loài kia. Ngay ở quanh Hà Nội, vào đầu tháng hai đã thấy cu gáy tha rác làm tổ và mãi đến tháng mười hai chim non của cốc đen vẫn chưa biết bay. Nhưng nhìn chung thì phần lớn các loài chim ở nước ta có mùa sinh sản tập trung trong khoảng từ tháng tư đến tháng chín, là thời gian có nhiều điều kiện ngoại cảnh thuận lợi nhất. Cũng có nhiều loài chim bắt đầu làm tổ và đẻ trứng vào những lúc mà khí hậu ở đó còn rất khắc nghiệt, như các loài chim ăn thịt lớn, sống ở các núi cao, đẻ trứng và ấp vào cuối mùa đông, lúc tuyết vẫn chưa tan. Thế nhưng vì thời gian ấp trứng khá lâu và vì chim non, phát triển rất chậm nên việc đẻ trứng sớm như vậy là rất cần thiết đối với chúng. Nhờ đẻ sớm mà chim non được nở ra đúng vào đầu mùa xuân, lúc chim bố mẹ có thể kiếm đủ mồi để nuôi sống cả đàn con và chim non sau khi rời tổ cũng còn thời gian để rèn luyện kỹ thuật bắt mồi trước khi mùa đông đến.

Nói chung, mùa sinh sản của từng loài chim, ở từng vùng, qua chọn lọc tự nhiên hàng bao nhiêu đời đã được xác định thế nào cho giai đoạn gay go nhất của cả quá trình sinh sản được khớp vào lúc điều kiện thiên nhiên thuận lợi nhất, ít gây tử vong nhất và giai đoạn nuôi chim non hình như bao giờ cũng trùng vào lúc thức ăn ở ngoài thiên nhiên tương đối phong phú nhất.

Bài tập trắc nghiệm 

1. Thú là động vật 

A. đẻ trứng và nuôi con bằng sữa

B. Đẻ con và nuôi con bằng sữa

C. Cả hai phương án trên 

Đáp án: B. 

2. Thú là động vật

A. đẻ mỗi lứa nhiều con 

B. Đẻ mỗi lứa 1 con

C. Có loài thú đẻ mỗi lứa 1 con, có loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con

Đáp án: C

Câu 3: Thú con mới được sinh ra có đặc điểm gì? 

A. Có hình dạng giống như thú trưởng thành

B. Có hình dạng khác với thú mẹ và bố

C. Có thể tự kiếm ăn

Đáp án: A

Câu 4: Trứng chim sẽ nở thành gì? 

A. Ấu trùng 

B. Chim non 

Đáp án: B

Câu 5: Hầu hết chim non mới nở có thể tự kiếm mồi được ngay chưa?

A. Có thể tự kiếm mồi ngay

B. Chưa tự đi kiếm mồi ngay 

Đáp án. B

Câu 6: Loài chim nuôi con bằng cách nào? 

A. Cho con bú

B. Kiếm mồi mớm cho con 

Đáp án: B

Câu 7: Tìm một số câu tục ngữ ứng với đặc điểm của con vật 

A. Khỏe như voi

B. Dữ như hổ

C. Đen như cú mèo

D. Ăn như mèo

Câu 8: Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?

Sinh sản:

A. Thụ tinh trong: Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt lộn ra hình thành cơ quan giao phối tạm thời.

B. Chim bò câu đẻ 2 trứng/ lứa. Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi

C. Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều

icon-date
Xuất bản : 17/08/2021 - Cập nhật : 25/05/2023