logo

Chỉ dụ năm 1767 do ai ban hành?

Nữ hoàng Nga Ekaterina II hay Catherine Đại Đế là người phụ nữ lắm tài nhiều tật, hiện thân của chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng nhưng lại có công đưa nước Nga trở thành một trong những cường quốc hùng mạnh bậc nhất ở châu Âu thế kỷ XVIII. Chỉ dụ năm 1767 do Catherine Đại đế ban hành


Câu hỏi: Chỉ dụ năm 1767 do ai ban hành?

A. Ivan Đại đế

B. Alexis

C. Peter Đại đế

D. Catherine Đại đế

Đáp án đúng là: D. Catherine Đại đế


Giải thích của giáo viên Toploigiai lý do chọn đáp án D

Chỉ dụ năm 1767 do Catherine Đại đế ban hành. Yekaterina II Vĩ đại, đôi khi được viết là Ekaterina II, hay Yekaterina Alekseyevna, Catherine Đại đế trong các tài liệu Anh ngữ, là một nữ hoàng của Đế quốc Nga. Bà là nữ hoàng trị vì lâu nhất trong lịch sử của chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng


- Tiểu sử Catherine Đại đế

Catherine II, tên khai sinh là Sophia Frederike Auguste, sinh ngày 21 tháng 4 năm 1729 tại một công quốc nhỏ của Đức ở thành phố Stettin, Phổ (nay là Szczecin, Ba Lan). Cha của cô, Christian August của Anhalt-Zerbst, là hoàng tử của khu đất nhỏ bé này. Ông thực hiện một cuộc đời binh nghiệp dưới thời Friedrich Wilhelm I.

Mẹ của Catherine là Công chúa Elisabeth của Holstein-Gottorp. Cha mẹ của cô gái rất kỳ vọng vào sự xuất hiện của một người thừa kế, và vì vậy không thể hiện nhiều tình cảm với con gái của họ. Thay vào đó, họ dành phần lớn thời gian và sức lực cho cậu con trai Wilhelm, người không may sau đó đã qua đời ở tuổi 12.


- Catherine Đại đế trị vì Nga như thế nào?

Ảnh hưởng quan trọng nhất của Catherine ở Nga là việc bà đã mở rộng biên giới nước này và tiếp tục quá trình ‘phương tây hóa’ do Peter Đại đế khởi xướng. Trong triều đại của mình, bà đã bành trướng đế chế Nga về phía nam và phía tây, sáp nhập nhiều vùng lãnh thổ, trong đó có Crimea, Belarus và Lithuania. Những thỏa thuận mà Nga ký với Phổ và Áo đã dẫn đến ba lần chia cắt lãnh thổ Ba Lan, lần lượt vào các năm 1772, 1793 và 1795, kéo biên giới nước Nga tới tận Trung Âu.

Chỉ dụ năm 1767 do Catherine Đại đế ban hành. Yekaterina II Vĩ đại, đôi khi được viết là Ekaterina II, hay Yekaterina Alekseyevna, Catherine Đại đế trong các tài liệu Anh ngữ, là một nữ hoàng của Đế quốc Nga. Bà là nữ hoàng trị vì lâu nhất trong lịch sử của chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng

Ban đầu Catherine chủ trương cải cách chính trị và xã hội, nhưng dần dần qua năm tháng bà trở nên bảo thủ hơn. Năm 1767 bà lập nên Hội đồng Lập pháp để soạn thảo luật cho nước Nga trong tiến trình hiện đại hóa cuộc sống của người Nga. Bà giới thiệu với Hội đồng bản “Nakaz” (có nghĩa là ‘lời chỉ dẫn’) của mình – một văn bản mang tư tưởng vô cùng tự do, thể hiện tầm nhìn của Nữ hoàng về một chính phủ lý tưởng. Hội đồng không đem lại được kết quả như mong muốn, và cuộc chiến tranh giữa Nga và Đế chế Ottoman nổ ra năm 1768 là một dịp thuận lợi để giải tán cơ quan này.


- Nội dung chỉ dụ 1767

“Nước Nga là một quốc gia châu Âu”. Catherine Lớn, nữ hoàng Nga, đã phát biểu như vậy năm 1767 trong Chỉ dụ của bà – một kiểu văn kiện có tính hướng dẫn – về các dạng chính quyền ‘kiểu châu Âu’ mà nước Nga chia sẻ với các nước ‘văn minh’ khác ở đông và trung Âu. Nữ hoàng Catherine là người gốc Đức, những gì bà khẳng định đã có từ người tiền nhiệm, Peter Đại đế, người đã cố gắng hiện đại hóa xã hội và các thể chế của Nga dọc theo các tuyến đường đông Âu, cũng như cháu nội bà là Alexander I, người đã giải cứu châu Âu khỏi bạo chúa Napoleon, và tất cả những sa hoàng cho tới năm 1917. Đế quốc Nga là một phần của châu Âu, và vì thế tuân theo những luật lệ của châu Âu.

>>> Xem thêm: Cường quốc nào đã bị Peter Đại đế tấn công và hạ xuống địa vị quân sự hạng hai?

icon-date
Xuất bản : 01/10/2022 - Cập nhật : 01/10/2022