logo

Chế độ Trưng binh là gì?

Câu hỏi: Chế độ Trưng binh là gì?

Trả lời:

Thực hiện chế độ Trưng binh có nghĩa là xóa bỏ quân đội võ sĩ theo kiểu phong kiến cũ, để thành lập quân đội của giai cấp tư sản, tước đoạt quyền đặc quyền lũng đoạn quân sự của các võ sĩ và trưng binh từ trong dân chúng. 

Chế độ Trưng binh là gì?

Cùng Top lời giải tìm hiểu rõ hơn về chế độ trưng binh và phong trào duy tân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Nhật Bản nhé!


1. Nguyên nhân của phong trào Duy Tân

- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.

- Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.

- Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.


2. Nội dung cải cách Duy Tân

Về Kinh tế

    Để gạt bỏ những trở lực của sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, nhằm gia tăng tài chính cho chính phủ trong điều kiện nền kinh tế công thương nghiệp hãy còn thấp, chính phủ ban bố các sắc lệnh cải cách ruộng đất. Năm 1872, chính phủ tuyên bố cho tự do mua bán ruộng đất, đo lại ruộng đất và cấp giấy sở hữu đất đai cho người có ruộng thực tế. Với sắc lệnh này, một tầng lớp nông dân tư hữu đã ra đời, trong đó có cả một bộ phận địa chủ làm ăn theo lối mới, đây là tiền thân của giai cấp tư sản nông thôn xuất hiện ngày càng đông đảo. Cải cách về ruộng đất dẫn đến việc cải cách về chế độ thuế

    Trong lĩnh vực công nghiệp, Chính phủ thực hiện chính sách “Thực sản hưng nghiệp” với quyết tâm xây dựng một nền đại công nghiệp làm nền tảng cho toàn bộ nền kinh tế. Nhà nước bỏ tiền đầu tư những xí nghiệp làm nền tảng cho toàn bộ nền kinh tế.. Các tập đoàn Mitxưbisi, Mítxưi …chính là các tập đoàn được nhà nước chuyển nhượng. 

    Đến đầu thế kỉ XX, những cải cách trên lĩnh vực kinh tế còn được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt ngành công nghiệp, do Nhật Bản kiếm được một nguồn chiến phí dồi dào và một thị trường lớn qua hai cuộc chiến tranh (Chiến tranh Nhật- Trung 1894- 1895 và cuộc Chiến tranh Nhật- Nga năm 1904- 1905). 

Về Chính trị

   Ngày 27/4/1868, Thiên Hoàng long trọng tuyên bố “Chính thể thư” nhằm xác định mô hình chính trị của Nhật Bản trên cơ sở học tập các mô hình chính trị của các nước Châu Âu. Theo đó về hình thức nhà nước Nhật Bản là nhà nước Quân chủ Lập hiến, nhưng thực tế mọi quyền hành đều nằm trong tay Thiên Hoàng.
Quốc Hội có hai viện, Thượng Viện gồm những người do Thiên Hoàng chỉ định thuộc dòng dõi Hoàng Triều, những người có công lao, đóng thuế cao, nhiệm kì suốt đời. Hạ Viện do bầu cử nhưng điều kiện cử tri rất khắt khe, chỉ áp dụng đối với nam giới từ 21 tuổi trở lên và có tài sản. Ngoài ra Thiên Hoàng còn cử ra một cơ quan gọi là Cơ Mật Viện gồm những chính trị gia có công lao xuất thân từ các phiên Tây Nam, được tham gia ý kiến với Thiên Hoàng trong các vấn đề trọng yếu của quốc gia.

   Hiến Pháp Minh Trị được xây dựng trên cơ sở tham khảo các bản hiến pháp của Đức và Mỹ được chính thức công bố vào ngày 11/2/1889 đã xác nhận về mặt pháp lý thể chế chính trị Nhật Bản và có giá trị cho đến năm 1945. 

    Nước Nhật đã trở thành một quốc gia Trung ương Tập quyền với đúng nghĩa của nó, bắt đầu đặt nền tảng cho sự hình thành thị trường thống nhất trong cả nước, cải cách về chính trị vì thế là cải cách có ý nghĩa tiên quyết.

Về Quân sự

    Thực hiện chế độ Trưng binh có nghĩa là xóa bỏ quân đội võ sĩ theo kiểu phong kiến cũ, để thành lập quân đội của giai cấp tư sản, tước đoạt quyền đặc quyền lũng đoạn quân sự của các võ sĩ và trưng binh từ trong dân chúng. Tuy nhiên để giảm thiểu sự phản kháng từ phía các võ sĩ, Chính Phủ lại sử dụng những người thuộc tầng lớp các võ sĩ đảm nhiệm các chức vụ sĩ quan cao cấp trong quân đội. Năm 1878, chính phủ ban bố “Điều lệnh quân nhân”, trên cơ sở kế thừa luật Busiđô, theo đó binh lính phải trung thành tuyệt đối với Thiên Hoàng, dũng cảm không sợ chết, khi cần thiết phải dám tuốt gươm “mổ bụng”, binh lính phải xem sĩ quan như cha của mình.

icon-date
Xuất bản : 16/11/2021 - Cập nhật : 21/11/2021