Câu trả lời đúng nhất: Xác định đúng đắn các ngành luật và ranh giới giữa các ngành luật có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như việc hệ thống hoá pháp luật. Hiện nay trong từng ngành luật có rất nhiều chế định, Chế định điều tra thuộc ngành luật tố tụng hình sự.
Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về chế định điều tra nhé!
Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Luật là một loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành, có hiệu lực pháp lí cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp. Ví dụ: Luật tổ chức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ... Tất cả các văn bản pháp luật khác do các cơ quan nhà nước khác ban hành đều là văn bản dưới luật. Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước, các bộ luật và các đạo luật. Trong một số ngữ cảnh nhất định, luật có thể hiểu là pháp luật nói chung. Ví dụ: khoa học luật, đại học luật, sinh viên luật, tiến sĩ luật, nghề luật, luật sư, luật gia.
Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý Nhà nước hiệu quả mà còn là yếu tố quan trọng và cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác. Hầu như các lĩnh vực trong xã hội ngày nay đều cần đến pháp luật để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển vững mạnh.
Các ngành luật cơ bản
Luật Nhà nước (Constitutional Law) (còn gọi là Hiến pháp – luật gốc)
Luật dân sự (Civil Law)
Luật tài chính (Finance Law)
Luật đất đai (Land Law)
Luật hành chính (Administrative Law)
Luật lao động (Labour Law)
Luật hôn nhân và gia đình (Marriage and Family Law)
Luật hình sự (Criminal Law)
Luật tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law)
Luật tố tụng dân sự (Civil Procedure Law)
Luật kinh tế (Economic Law)
Luật quốc tế (International Law)
Luật tố tụng hình sự là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Luật tố tụng hình sự “quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” (Điều 1 Bộ luật tố tụng hình sự do Quốc hội thông qua ngày 26-11-2003).
Luật tố tụng hình sự bao gồm các chế định chủ yếu sau đây:
a) Chế định nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự;
b) Chế định cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng;
c) Chế định người tham gia tố tụng;
d) Chế định chứng cứ;
đ) Chế định các biện pháp ngăn chặn;
e) Chế định khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
g) Chế định điều tra, truy tố,
h) Chế định xét xử sơ thẩm;
i) Chế định xét xử phúc thẩm;
k) Chế định thi hành án;
1) Chế định xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
m) Chế định thủ tục đặc biệt;
n) Chế định hợp tác quốc tế.
Nguồn chủ yếu của luật tố tụng hình sự là Bộ luật tố tụng hình sự do Quốc hội thông qua ngày 26-11-2003, có hiệu lực ngày 01-7-2004, Nghị quyết số 24/2003/QH11 ngày 26-11-2003 về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước
Nhìn chung, pháp luật có các vai trò đối với Nhà nước như sau:
- Thứ nhất, pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước.
- Thứ hai, pháp luật là công cụ kiểm soát quyền lực Nhà nước. Thực tế hiện nay đã chứng minh có rất nhiều trường hợp “tham nhũng, lạm quyền, độc tài, chuyên chế” trong cơ quan nhà nước.
- Thứ ba, pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. .
- Thứ tư, ngoài ba vai trò nổi bật nêu trên pháp luật còn có vai trò là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước và là cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tế theo đúng quy định. Nhờ có pháp luật mà bộ máy nhà nước được vận hành một cách khoa học, đồng bộ, nhịp ngàng, tránh chồng chéo…
Vai trò của pháp luật với xã hội
- Đầu tiên, pháp luật có vai trò giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội.
- Tiếp đến, pháp luật có vai trò đảm bảo an toàn cho xã hội. Pháp luật đề ra các quy tắc xử sự chung và mọi người bắt buộc phải tuân thủ theo pháp luật. Đồng thời pháp luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện và các chế tài xử lý khi thực hiện các hành vi vi phạm, từ đó thiết lập ra các cơ chế bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
- Ngoài ra, pháp luật còn điều tiết và định hướng cho sự phát triển của xã hội.
- Cuối cùng, pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền con người, bảo đảm công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội.
------------------------------------
Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn trả lời câu hỏi chế định điều tra thuộc ngành luật nào? Và cung cấp cho bạn một số kiến thức sâu hơn về các vấn đề liên quan đến luật và vai trò của pháp luật trong đời sống hiện nay. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt!