logo

Chất nào sau đây tan trong dung dịch NaOH

Câu hỏi: Chất nào sau đây đều tan được trong dung dịch NaOH?

A. Al, Al2O3

B. Al(OH)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2

C. MgCO3, Al, CuO

D. KOH, CaCO3, Cu(OH)2

Lời giải:

Đáp án đúng: A.  Al, Al2O3

Giải thích:

      - Phương trình phản ứng của Al với NaOH diễn ra như sau:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về NaOH nhé.


1.NaOH là gì ?

[CHUẨN NHẤT] Chất nào sau đây tan trong dung dịch NaOH

      - Natri hiđroxit hay tên gọi khác là Sodium Hydroxide - Caustic Soda có công thức hóa học NaOH hay thường được gọi là Xút hoặc Xút ăn da.

      - Natri hydroxit tạo thành dung dịch kiềm mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước. Xút được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như xử lý nước, giấy, dệt nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa. Sản lượng trên thế giới năm 2004 vào khoảng 60 triệu tấn. Natri hydroxit cũng được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm.

      - Natri hydroxit tinh khiết là chất rắn có màu trắng ở dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Natri hydroxit rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí vì vậy nó thường được bảo quản ở trong bình có nắp kín. Xút phản ứng mãnh liệt với nước và giải phóng một lượng nhiệt lớn, hòa tan trong etanol và metanol. Xút cũng hòa tan trong ete và các dung môi không phân cực, và để lại màu vàng trên giấy và sợi.


2.Tính chất vật lý của xút (NaOH):

      - Dạng tồn tại: chất rắn màu trắng (hút ẩm mạnh, dễ chảy rữa)

      - Mùi: không mùi

      - Phân tử lượng: 40 g/mol

      - Điểm nóng chảy: 323°C

      - Điểm sôi: 1388°C

      - Tỷ trọng: 2.13 (tỷ trọng của nước = 1)

      - Độ hòa tan: dễ tan trong nước lạnh

      - Độ pH: 13.5

      - Xút mất ổn định khi tiếp xúc với các chất không tương thích, hơi nước, không khí ẩm.

      - Xút phản ứng mạnh với kim loại.

      - Xút có phản ứng với các loại chất khử, chất oxy hóa, acid, kiềm, hơi nước


3. Những tính chất hóa học của NaOH 

      - Dung dịch natri hiđroxit có đầy đủ tính chất hóa học của bazơ tan.

a) Làm đổi màu chất chỉ

Dung dịch NaOH làm:

      + Đổi màu quỳ tím sang xanh

      + Đổi màu dd phenolphtalein từ không màu sang màu đỏ

b) Tác dụng với axit

      - Dung dịch NaOH tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

NaOH + HCl → NaCl + H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

c) Tác dụng với oxit axit

      - Dung dịch NaOH tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

2NaOH + SO2 → Na2SO+ H2O

d) Tác dụng với muối

      - Dung dịch NaOH tác dụng với một số muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

2NaOH + Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 ↓ + NaNO3

2NaOH + FeSO4 → Fe(OH)2 ↓ + Na2SO4


4.Những ứng dụng quan trọng của NaOH trong đời sống và sản xuất 

4.1 Ứng dụng trong dược phẩm và hóa chất 

      - Aspirin một loại thuốc giảm đau, hạ sốt vô cùng quen thuộc và được sử dụng phổ biến hiện nay, đây là loại thuốc có thành phần chứa gốc Sodium của NaoH là Sodium phenolate. 

      - Ngoài ra, nó còn được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất khử trùng, chất tẩy trắng như tạo ra các chất tẩy rửa vô cùng quen thuộc như: Javel, chất xử lý nước hồ bơi... 

4.2 Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy

      - Để có thể tiến hành sản xuất giấy theo phương pháp Sulphate và Soda, người ta cần phải dùng NaOH để giúp xử lý thô các loại tre, nứa hay gỗ…

4.3 Sản xuất tơ nhân tạo

      - Trong bột gỗ thường có chứa Ligin & Cellulose, đây là hai loại chất có hại và gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sợi tơ. Chính vì vậy, người ta thường phải dùng NaOH để giúp loại trừ và phân hủy chất này một cách hiệu quả nhất. 

4.4 Sản xuất chất tẩy giặt

      - NaOH được sử dụng để giúp phân hủy các chất béo có trong dầu mỡ của động thực vật để sản xuất xà phòng hiệu quả. 

4.5 Được dùng trong chế biến thực phẩm

      - Đây là một hóa chất được ứng dụng để loại bỏ axit béo để tinh chế dầu thực vật, động vật trước khi dùng để sản xuất thực phẩm. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng để xử lý các chai lọ cũng như các loại thiết bị.

4.6 Ứng dụng trong công nghiệp dầu khí

      - Natri hidroxit được dùng để điều chỉnh độ pH cho dung dịch khoan như: loại bỏ sulphur, chất acid có trong tính chế dầu mỏ. 

4.7 Ứng dụng trong công nghiệp dệt và nhuộm màu

      - NaOh được dùng để giúp cho màu vải thêm bóng, nhanh hấp thụ màu sắc bằng cách phân hủy Pectins (đây là một loại sáp khô hình thành trong khâu xử lý vải thô).

4.8 Trong công nghiệp xử lý nước

      - Xút có khả năng giúp làm tăng nồng độ pH của nước, đây là vai trò vô cùng quan trọng để giúp xử lý nước trong hồ bơi hiệu quả. 


5. Sản xuất Natri hiđroxit

      - NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân có màng ngăn giữa hai cực âm và cực dương. Khí H2 thu được ở cực âm (-), khí Cl2 thu được ở cực dương (+). Dung dịch NaOH thu được trong thùng điện phân.

2NaCl + H2O(điện phân dung dịch / có màng ngăn) → NaOH + H2 + Cl2

icon-date
Xuất bản : 30/07/2021 - Cập nhật : 01/08/2021