logo

Chất lỏng gây ra áp suất ở đâu?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Chất lỏng gây ra áp suất ở đâu?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Vật Lý 6.

Trả lời câu hỏi: Chất lỏng gây ra áp suất ở đâu?

Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật nằm trong lòng nó.


Kiến thức tham khảo về Áp suất của chất lỏng


1. Áp suất chất lỏng là gì?

Áp suất của chất lỏng tại một điểm bất kỳ trong lòng chất lỏng là giá trị áp lực lên một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó. Nói cách khác, đó là lực đẩy của chất lỏng được truyền trong đường ống. Lực đẩy của chất lỏng càng nhanh thì áp suất càng mạnh. Ngược lại, nếu lực đẩy yếu thì áp suất sẽ thấp.   

Ta có ví dụ cụ thể như sau: Trong một đường ống bơm nước, ta chỉnh áp lực bơm của máy bơm tăng lên. Khi đó, bạn sẽ thấy lượng nước trong ống chảy nhanh hơn và bể chứa nước sẽ nhanh đầy. Áp suất trong đường ống dẫn nước lúc này cũng đang tăng mạnh.

Áp suất của chất lỏng bình thông nhau đo được từ 2 bình gắn vào nhau bằng 1 hoặc nhiều đường ống. Đồng thời, trong bình có chứa cùng 1 loại chất lỏng. Thì khi đó, các mặt thoáng của nó ở những nhánh khác nhau đều có cùng một độ cao.

Áp suất được phân thành 2 loại, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đặc điểm cụ thể của chúng trong phần dưới đây.

Áp suất tuyệt đối

Đây là tổng áp suất gây ra bởi cả 2 yếu tố là cột chất lỏng và khí quyển tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng.

Ký hiệu: Pa

Công thức tính: Pa = P0 + γ.h

Trong đó:

- Pa là áp suất của khí quyển.

- γ là trọng lượng riêng của chất lỏng đang tính.

- h là độ sâu thẳng đứng được tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm đang xét.

Áp suất tương đối

Đây là áp suất chỉ do trọng lượng của cột chất lỏng gây ra. Hiệu giữa áp suất tuyệt đối và áp suất khí quyển cũng được hiểu là áp suất tương đối. Trong trường hợp áp suất tuyệt đối nhỏ hơn áp suất của khí quyển thì ta có được áp suất chân không. Áp suất tương đối còn có thể gọi bằng tên khác là áp suất dư.

Ký hiệu: Ptđ, Pdư

Công thức tính: Pdu = γ.h


2. Công thức tính áp suất chất lỏng là gì?

Áp suất chất lỏng được kí hiệu là p. Để tính được áp suất chất lỏng thì chúng ta có công thức như sau:

p = dh

Trong đó:

- p là áp suất của chất lỏng. Đơn vị đo của áp suất chất lỏng là N/m2 hay Pa (Pascal).

- d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Đơn vị đo của d là N/m3. Tùy thuộc vào chất lỏng cần tính áp suất chất lỏng là gì thì d sẽ là chất lỏng đó.

- h là là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng. Đơn vị đo của h là m.


3. Thí nghiệm về sự tồn tại của áp suất có trong lòng chất lỏng

Thí nghiệm 1:

Để thực hiện được cuộc thí nghiệm, các bạn chỉ cần phải chuẩn bị một quả bóng bay. Chúng ta sẽ tiến hành thực hiện thí nghiệm bằng cách đổ đầy nước vào quả bóng bay và quan sát hiện tượng xảy ra trong bình.

Kết quả mà các bạn nhận được từ thí nghiệm là quả đã bị phình to ra vì trong quả bóng bay đã có chứa nước.

Từ thí nghiệm đơn giản trên, chúng ta có thể rút ra được 2 kết luận như sau:

- Chất lỏng đã tác dụng một áp suất nhất định lên các mặt của quả bóng bay.

- Chất lỏng tác dụng áp suất lên quả bóng bay theo mọi phương khiến cho quả bóng bay bị biến dạng.

[ĐÚNG NHẤT] Chất lỏng gây ra áp suất ở đâu?

Thí nghiệm 2:

Trước khi thực hiện thí nghiệm này, bạn cần phải thực hiện bước đầu tiên là chuẩn bị dụng cụ. Ở đây, bạn cần một bình trụ có đáy với các lỗ được bịt lại bằng màng cao su mỏng.

Sau đó, bạn thực hiện thí nghiệm bằng cách đổ đầy nước vào trong bình rồi quan sát. Lúc này, bạn sẽ thấy các màng cao su bị biến dạng. Như vậy, ta có thể nêu kết luận về áp suất của chất lỏng như sau:

- Chất lỏng đã tạo áp suất lên thành bình và đáy bình.

- Chất lỏng tạo áp suất lên chiếc bình theo mọi phương.


4. Hai yếu tố ảnh hưởng đến áp suất của chất lỏng là gì?

Từ công thức tính áp suất chất lỏng là gì. Chúng ta nhận thấy công thức tính áp suất chất lỏng là p = dh. Vì vậy áp suất của chất lỏng sẽ phụ thuộc vào hai yếu đó đó chính là chiều cao cột mét nước (thông thường sẽ là chiều cao trong bồn hoặc trong bình) và khối lượng riêng.

Từ công thức, chúng ta có thể thấy chiều cao cột mét nước sẽ tỉ lệ thuận với áp suất chất lỏng. Vì vậy, khi chiều cao cột mét nước càng lớn thì áp suất chất lỏng càng cao và ngược lại.

Ngoài ra, trên thực tế, áp suất của chất lỏng còn phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ. Tại sao lại như vậy? Bạn có thể hiểu rằng với hai nồi nước có chiều cao như nhau, khối lượng riêng như nhau. Nhưng nếu có một nồi đang ở nhiệt độ cao hơn thì áp suất chất lỏng của nồi này cũng sẽ cao hơn nồi còn lại.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022