logo

Chất có những tính chất nào?

Câu hỏi : Chất có những tính chất nào? Làm thế nào để biết được tính chất của chất?

Trả lời:

- Mỗi chất đều có những tính chất đặc trưng (tính chất riêng):

+ Tính chất vật lí: trạng thái (rắn, lỏng hay khí), màu, mùi, vị, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy…

+ Tính chất hóa học: khả năng biến đổi từ chất này thành chất khác.

- Để biết được tính chất của một chất, ta có thể sử dụng một số cách sau:

+ Quan sát: Nhận ra một số tính chất bề ngoài của chất.

Ví dụ: nhôm và đồng đều có ánh kim, kim loại đồng có màu đỏ; nhôm màu trắng;…

Chất có những tính chất nào?

+ Dùng dụng cụ đo: Biết được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng.

Ví dụ: sử dụng nhiệt kế đo được nhiệt độ sôi của rượu là 78,3oC.

Chất có những tính chất nào? (ảnh 2)

+ Làm thí nghiệm: nhận biết khả năng tan trong nước, dẫn điện, dẫn nhiệt.

Ví dụ: Thử tính tan của đường khi pha nước đường;

Chất có những tính chất nào? (ảnh 3)

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về chất nhé!


1. Chất là gì?

   Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác


2. Các loại chất?

    Bất kỳ chất nào bao gồm hai hoặc nhiều loại nguyên tử (nguyên tố hóa học) khác nhau theo tỷ lệ cân bằng hóa học cố định đều có thể được gọi là hợp chất hóa học, khái niệm này dễ hiểu nhất khi xem xét các chất hóa học tinh khiết. Nó xuất phát từ việc chúng bao gồm các tỷ lệ cố định của hai hoặc nhiều loại nguyên tử mà các hợp chất hóa học có thể được chuyển đổi, thông qua phản ứng hóa học, thành các hợp chất hoặc các chất mà mỗi nguyên tử có ít nguyên tử hơn.

   Tỷ lệ của mỗi nguyên tố trong hợp chất được thể hiện bằng tỷ lệ trong công thức hóa học của nó. Một công thức hóa học là một cách để thể hiện thông tin về tỷ lệ của các nguyên tử tạo thành một hợp chất hóa học đặc biệt, sử dụng chữ viết tắt tiêu chuẩn cho các nguyên tố hóa học và kí hiệu để chỉ số nguyên tử có liên quan. Trong trường hợp của các hợp chất không cân bằng hóa học, tỷ lệ có thể tái sản xuất liên quan đến việc chuẩn bị của họ với và đưa ra tỷ lệ cố định của các yếu tố thành phần của họ, nhưng tỷ lệ mà không phải là không thể thiếu.

   Các hợp chất hóa học có cấu trúc hóa học độc đáo và xác định được tổ chức với nhau theo cách sắp xếp không gian xác định bằng các liên kết hóa học. Các hợp chất hóa học có thể là các hợp chất phân tử được giữ với nhau bằng liên kết công hóa trị, muối được liên kết với nhau bằng liên kết ion, hợp chất intermetallic được giữ với nhau bằng liên kết kim loại hoặc tập hợp các phức hợp hóa học được liên kết với nhau bằng liên kết công hóa trị.


3. Bài tập về Phân biệt chất và vật thể

* Một số lưu ý cần nhớ:

Tất cả những gì thấy được đều là vật thể được chia thành 2 loại:

+ Vật thể tự nhiên: người, cây cối, động vật, ...

+ Vật thể nhân tạo: quần áo, sách vở, phương tiện giao thông, ...

Chất là thành phần cấu tạo nên vật thể. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất.

VD: Chiếc đinh được làm bằng sắt. Sắt là chất làm nên cái đinh.

Viên kẹo được làm từ đường. Đường là chất làm nên viên kẹo.

* Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Có các vật thể sau: quả chuối, cái đinh, khí quyển, cái bát, bình hoa, ô tô, cây đào tiên. Số vật thể tự nhiên là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Vật thể tự nhiên là những vật thể không do con người tạo nên

Các vật thể tự nhiên ở đây là: quả chuối, khí quyển, cây đào tiên.

Đáp án C

Ví dụ 2: Có các vật thể như sau: xe đạp, máy bay, biển, con hổ, bình hoa, bút chì. Số vật thể nhân tạo là

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

Hướng dẫn giải chi tiết

Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tao nên.

Các vật thể nhân tạo ở đây là: xe đạp, máy bay, bình hoa, bút chì.

Đáp án A

Ví dụ 3: Mọi vật thể được tạo nên từ:

A. Vật chất

B. Chất

C. Chất liệu

D. Vật liệu

Hướng dẫn giải chi tiết

Mọi vật thể được tạo nên từ chất

Đáp án B

Ví dụ 4: Quan sát kỹ một chất có thể biết được:

A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.

B. Trạng thái, màu sắc.

C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.

D. Tính tan trong nước, khối lượng riêng.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Quan sát kỹ một chất có thể biết được trạng thái, màu sắc

Đáp án B

icon-date
Xuất bản : 26/02/2022 - Cập nhật : 26/02/2022