logo

[Chân trời sáng tạo] Giải Lịch Sử 6 Bài 1: Lịch sử là gì?

Hướng dẫn Giải Lịch Sử 6 Bài 1: Lịch sử là gì chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Chân trời sáng tạo, giúp các em học tốt hơn.


A. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài


I. Lịch sử và môn lịch sử

Câu 1: Khái niệm lịch sử được hiểu như thế nào? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể?

Trả lời:

Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

VD: Văn miếu Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông

Câu 2: Theo em, những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình 1.1?

Trả lời:

- Một số câu hỏi có thể đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình 1.1 là:

+ Khu di tích Hoàng thành Thăng Long hiện nay thuộc địa phương nào?

+ Điện Kính Thiên được xây dựng vào thời gian nào? 

+ Điện Kính Thiên được xây dựng dưới thời kì cai trị triều đại nào?

+ Điện Kính Thiên được xây dựng ở đâu? Xây dựng nhằm phục vụ mục đích gì? 

+ Đôi rồng đá trước thềm Điện Kính Thiên có đặc điểm gì nổi bật?

+ Đôi rồng đá trước thềm Điện Kính Thiên mang phong cách nghệ thuật đặc trưng của triều đại nào?

+ Đôi rồng đá trước thềm Điện Kính Thiên được chạm khắc từ loại đá nào?

+ Ý nghĩa của biểu tượng rồng trước thềm Điện Kính Thiên là gì?

+ Ở Việt Nam, hình tượng “rồng” có sự thay đổi như thế nào qua các thời kì lịch sử?


II. Vì sao phải học lịch sử

Câu 1: Có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến đó. Bởi vì: lịch sử là những gì đã qua nhưng học lịch sử là cách để chúng ta biết và nhớ về quê hương, cội nguồn, hiểu được ông cha ta đã lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay đồng thời đúc rút được những kinh nghiệm quý báu của ông cha.

Câu 2: Em hiểu thế nào về từ " gốc tích" trong câu thơ của Chủ tịch HCM? Nêu ý nghĩa của câu thơ đó?

Trả lời:

- Giải thích từ “gốc tích”: nguồn gốc, lai lịch

- Ý nghĩa của câu thơ “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”: Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu mỗi người cần hiểu rõ về lịch sử dân tộc để hiểu biết về nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà.

Câu 3: Tại sao ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được xem như một ngày lễ lớn của dân tộc VN?

Trả lời:

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trở thành ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam vì để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công đựng nước và giữ nước.


III. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu

Câu 1: Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và giá trị gì?

Trả lời:

Loại tư liệu

Ý nghĩa

Giá trị

Tư liệu 

hiện vật

- Gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm…).

- Nếu biết cách khai thác, các tư liệu hiện vật có thể cung cấp những thông tin khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.

Tư liệu 

chữ viết

- Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ.

- Các nguồn tài liệu này kể cho ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu. 

Tư liệu 

truyền miệng

- Là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…) được truyền từ đời này sang đời khác.

- Nếu khai thác đúng cách, các tư liệu truyền miệng có thể giúp chúng ta biết nhiều sự kiện lịch sử có giá trị.

Tư liệu gốc

- Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh sự kiện lịch sử đó.

- Xét về hình thức và nội dung phản ánh, tư liệu lịch sử gốc được chia làm 4 loại chính, là: tư liệu vật chất, tư liệu chữ viết, tư liệu hình ảnh và tư liệu ghi âm, ghi hình. 

- Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

Câu 2: Tại sao tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử xác thực nhất? Hãy lấy một ví dụ chứng minh cho ý kiến của em từ một nguồn sử liệu cụ thể có trong bài?

Trả lời:

- Tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử xác thực nhất vì đây là loại tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện, phản ảnh sự kiện ấy một cách tin cậy

- Ví dụ: Bản thảo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM ngày 19-12-1946 là minh chứng cho sự kiện lịch sử bác Hồ kêu gọi Toàn quốc đứng lên kháng chiến trong lịch sử


B. Hướng dẫn trả lời câu hỏi luyện tập - vận dụng


I. Luyện tập

Câu 1. Tại sao cần thiết phải học môn lịch sử

Trả lời:

- Cần phải học lịch sử, vì:

+ Học Lịch sử giúp chúng ta biết được: cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông.

+ Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

+ Học lịch sử giúp chúng ta có thể đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.

Câu 2. Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử

Trả lời:

Để biết và dựng lại lịch sử chúng ta cần căn cứ vào các nguồn tư liệu khác nhau:

- Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau.

- Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.

- Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết.


II. Vận dụng

Câu 1. Em biết những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sống? Hãy kể cho cả lớp nghe về sự kiện lịch sử liên quan đến một trong những di tích đó

Trả lời:

- Các di tích lịch sử ở địa phương em đang sống (TP. Hồ Chí Minh).

+ Dinh Độc Lập (số 35, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Khu di tích Địa đạo Củ Chi (Xã Phú Mỹ Hưng, xã Phạm Văn Cội, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Cơ sở Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ (Số 51/10/14 đường Cao Thắng, Phường 3, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh)

+ Cơ sở giấu vũ khí của Biệt động Thành đánh Dinh Độc Lập năm 1968 (nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Sở Chỉ huy tiền phương Phân khu 6 trong chiến dịch Mậu Thân 1968 (Số 11 đường Lý Chính Thắng, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Hầm bí mật chứa vũ khí thời kháng chiến chống Mỹ (Số 183/4  đường Ba Tháng Hai, Phường 11, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).

+ ……….

- Sự kiện lịch sử liên quan đến di tích: Dinh Độc Lập

+ 10 giờ 45 phút, ngày 30/4/1975, xe tăng và bộ binh của Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ Nội các Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 2. Hãy viết một đoạn văn ngắn về lịch sử ngôi trường em đang học ( trường được thành lập khi nào? Nó thay đổi như thế nào theo thời gian?...)

Trả lời:

Bài viết tham khảo

Hình thành từ tháng 7 năm 1997, trường được đặt nhờ trên những dãy nhà cấp 4 của hợp tác xã Dệt Hành Thiện và chỉ được coi là một phân hiệu của trường THCS Xuân Hồng. Đến tháng 10 năm 1997 trường có tên là “Trung tâm chất lượng cao Hành Thiện”. Năm 1998 trường chính thức đổi tên thành trường THCS Xuân Trường cho xứng với tầm vóc của một trường cấp huyện. Năm 2004 trường được xây dựng chính thức tại Thị trấn Xuân Trường – Trung tâm huyện. Qua 20 năm xây dựng và phát triển, dưới sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, PGD – ĐT huyện Xuân Trường và ban đại diện cha mẹ học sinh, Trường THCS Xuân Trường không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển để xứng đáng với niềm tin của các cấp chính quyền và nhân dân trong toàn huyện.

Câu 3. Cửa Bắc, một kiến trúc cổ, nằm trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội ngày nay. Trên tường vẫn còn nguyên dấu vết đạn pháo của thực dân Pháp khi đánh chiếm thành Hà Nội năm 1882. Có ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành, xóa đi những vết đạn pháo đó, em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Trả lời:

- Em không đồng tình với ý kiến: trùng tu lại mặt thành Cửa Bắc, xóa đi những vết đạn pháo, vì: những vết đạn pháo trên mặt thành là chứng tích cho tinh thần yêu nước, chiến đấu anh dũng của quân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ thành Hà Nội.

icon-date
Xuất bản : 24/08/2021 - Cập nhật : 30/08/2021