logo

Chắc chắn, mong mỏi, ngay ngắn là từ ghép hay từ láy

Câu hỏi: Chắc chắn, mong mỏi, ngay ngắn là từ ghép hay từ láy

Trả lời:

Chắc chắn, mong mỏi, ngay ngắn là từ láy 

Chắc chắn, mong mỏi, ngay ngắn là từ ghép hay từ láy

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về từ ghép, từ láy trong Tiếng Việt nhé!


1. Từ láy

a. Khái niệm

Từ láy là những từ được tạo thành bởi các tiếng có quan hệ với nhau về âm.

b.Tác dụng của từ láy

Mặc dù được cấu tạo từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi chúng đứng bên cạnh nhau, được ghép với nhau thì lại tạo thành một từ có nghĩa. Trong các văn bản văn học, các tác phẩm thơ ca, từ láy có tác dụng để miêu tả hình dạng, nhấn mạnh đặc điểm của tâm lý, tình trạng, tinh thần, tâm trạng... của con người, các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống.

c. Phân loại từ láy

Như đã nói ở trên từ láy là các từ có thể giống nhau chỉ vần hoặc chỉ âm, hoặc có thể giống nhau hoàn toàn về âm và vần, chính vì vậy từ láy được chia làm 2 loại:

+ Từ láy bộ phận:

- Láy âm (nguyên âm): là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: thấp thỏm, da dẻ, xinh xắn, ngơ ngác, gầm gừ...

- Láy vần (phụ âm): là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, cheo leo, càu nhàu, bồi hồi...

+ Từ láy toàn bộ:

- Những từ lặp lại nhau cả âm vf cả vần. Ví dụ: Luôn luôn, hằm hằm, xanh xanh, ào ào, dành dành...

- Hoặc để tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu. 

Ví dụ: Thoang thoảng, lanh lảnh, ngoan ngoãn, ngồn ngộn, thăm thẳm...


2. Từ ghép


a. Khái niệm

Từ ghép chính là từ được ghép bởi 2 tiếng trở nên, các tiếng này có cùng quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau và về mặt âm, vần không bắt buộc phải giống nhau.


b.Từ ghép có tác dụng gì?

Tác dụng chủ yếu của từ ghép chính là đóng vai trò xác định những từ ngữ cần sử dụng trong lời nói, trong mỗi câu văn, giúp hoàn chỉnh hơn nữa về mặt ngữ nghĩa.


c. Từ ghép được phân loại như thế nào?

Dựa và đặc điểm của từ ghép mà người ta phân từ ghép thành 2 loại: Đẳng lập, chính phụ.

- Từ ghép chính phụ:

Là từ được ghép từ 2 tiếng có sự phân biệt về nghĩa rất rõ ràng, từ đứng đầu là từ chính – từ chính đóng vai trò mang ý nghĩa trọng tâm, từ đứng sau là từ phụ - đóng vai trò bổ trợ ý nghĩa cho từ chính. Nói chung, ý nghĩa diễn đạt của loại từ ghép này thường hẹp.

Ví dụ: đỏ hoe, sân bay, hoa hồng, tàu hỏa, xanh nhạt...

- Từ ghép đẳng lập:

Trong loại từ ghép đẳng lập, các từ có vai trò về ý nghĩa ngang nhau, không còn phân biệt đâu là từ chính, đâu là từ phụ. Ý nghĩa của từ ghép đẳng lập thể hiện rộng rãi hơn so với sử dụng từ ghép chính phụ.

Ví dụ: Bố mẹ. anh chị, nhà cửa, sách vở, bàn ghế, quần áo, ông bà, cỏ cây...


3. Viết đoạn văn có sử dụng từ ghép, từ láy

Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau luỹ tre. Trăng đêm nay sáng quá !Nó thật khiến cho tôi thật yên bình. Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. Ánh trăng tàng dịu mát tỏa xuống, chảy loang lổ trên mặt đất, trên các cành cây ngọn cỏ … Vì không gian yên tĩnh quá nên tôi chỉ còn nghe tiếng sương đêm rơi lốp bốp trên lá cây và tiếng côn trùng ra rả trong đất ẩm. Chị gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm rung mấy ngọn xà cừ ven đường. Thoang thoảng đâu đây mùi hoa thiên lí dịu dàng lan tỏa… Đêm trăng thật đẹp và êm đềm.


4. Từ láy, từ ghép trong một số tác phẩm văn học

Lượm - Tố Hữu

Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà.

         Ra thế
         Lượm ơi!

Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?

Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca-lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...

Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...

Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...


1949


Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.


(Trích Côn Sơn ca- Nguyễn Trãi).

icon-date
Xuất bản : 09/10/2021 - Cập nhật : 09/10/2021