logo

Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm gì?

Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp tách rời tế bào, mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp và vô trùng để chúng tiếp tục phân bào, biệt hóa thành mô. Vậy, cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm kiến thức qua bài viết dưới đây nhé!


Câu hỏi: Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm gì?

A. Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền

B. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền.

C. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền.

D. Hệ số nhân giống cao.

Đáp án đúng: B. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền.


Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án B

Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm là sạch bệnh, đồng nhất về di truyền. Trong quá trình phân bào, nhiễm sắc thể được tái tổ hợp, dẫn đến sự hoán đổi gen giữa các nhiễm sắc thể tương đồng. Nếu các gen ở gần nhau, cơ hội được tái tổ hợp sẽ cao hơn so với khi chúng ở cách xa nhau. Các gen liên kết không thể có trên các nhiễm sắc thể khác nhau.


- Khái niệm nuôi cấy mô tế bào

Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp tách rời tế bào, mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp và vô trùng để chúng tiếp tục phân bào, biệt hóa thành mô, cơ quan để phát triển thành cây mới.

Môi trường dinh dưỡng:

+ Nguyên tố đa lượng: N, S, Ca, K, P

+ Nguyên tố vi lượng: Fe, B, Mo, I, Cu

+ Đường: Glucozơ, Saccarozơ

+ Chất điều hòa sinh trưởng: Auxin, Cytokinin


- Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật

Mô tế bào là một thành phần của cơ thể nhưng chúng vẫn có tính độc lập riêng biệt. Vì thế, khi tách riêng chúng để nuôi trong một môi trường thích hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng, các mô tế bào có thể phát triển thành mô cơ quan, thậm chí là mô cơ thể.

Tính toàn năng của tế bào

+ Tế bào chứa hệ gen quy định loài đó, mang toàn bộ lượng thông tin của loài

+ Tế bào có thể sinh sản vô tính khi nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo thành cây hoàn chỉnh

Dựa trên tính toàn năng này, phương pháp nuôi cấy mô tế bào xuất hiện. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào được dựa trên sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân.

Thực tế là rất nhiều các tế bào thực vật có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh (còn gọi là totipotency – khả năng biệt hóa của tế bào đơn lẻ thành những tế bào chuyên biệt với số lượng không giới hạn).

Các tế bào đơn lẻ, các tế bào thực vật không có thành tế bào (protoplast), các mảnh lá, rễ hoặc thân, thường có thể được sử dụng để tạo ra các tế bào mới trên môi trường nuôi cấy bổ sung các chất dinh dưỡng và hormone thực vật.

Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm gì?

- Định nghĩa đồng nhất về di truyền và quá trình tái kết hợp

Đồng nhất về di truyền là các gen có khả năng được di truyền cùng nhau vì chúng gần gũi về khoảng cách với nhau trên cùng một nhiễm sắc thể. Trong quá trình phân bào, nhiễm sắc thể được tái tổ hợp, dẫn đến sự hoán đổi gen giữa các nhiễm sắc thể tương đồng. Nếu các gen ở gần nhau, cơ hội được tái tổ hợp sẽ cao hơn so với khi chúng ở cách xa nhau. Các gen liên kết không thể có trên các nhiễm sắc thể khác nhau.

Nhiễm sắc thể được tái tổ hợp trong quá trình phân bào. Trong quá trình tái tổ hợp tương đồng, các nhiễm sắc thể có thể được cắt ra tại các điểm ngẫu nhiên sau đó chúng được kết hợp với một bản sao khác của nhiễm sắc thể tương đồng đã bị cắt tại cùng một điểm. Bằng cách này, DNA từ một nhiễm sắc thể kết thúc trong một nhiễm sắc thể tương đồng khác. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về điều này.

Nhiễm sắc thể là các chuỗi DNA chứa hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn gen. Hầu hết các sinh vật sinh sản hữu tính có hai bản sao của mỗi nhiễm sắc thể. Trong khi cả hai bản sao của mỗi nhiễm sắc thể đều có các gen cho cùng một tính năng (ví dụ như màu tóc), mỗi bản sao của nhiễm sắc thể có thể chứa một alen khác nhau (ví dụ: một bản sao có thể mã cho tóc đen và bản sao khác cho tóc đỏ). Hai nhiễm sắc thể có cùng gen, ngay cả khi chúng có các alen khác nhau, được gọi là nhiễm sắc thể tương đồng.

>>> Tham khảo: Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào dựa trên tính chất nào của tế bào thực vật?

icon-date
Xuất bản : 03/10/2022 - Cập nhật : 31/07/2023