Địa hình nước ta có 3 đặc điểm chính: Thứ nhất là đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. Thứ hai địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Thứ ba, địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đơi gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. Vậy Cấu trúc địa hình nước ta gồm mấy hướng chính? Mời các bạn trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau:
A. Hai hướng chính: Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
B. Hai hướng chính: Hướng đông bắc – tây nam và hướng vòng cung.
C. Hai hướng chính: Hướng bắc – nam và hướng tây – đông.
D. Hai hướng chính: Hướng tây bắc – đông nam và thấp dần ra biển.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Hai hướng chính: Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính: Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính: Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. Địa hình chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã với các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc, các dãy núi này được hình thành trong đầu mút của địa máng cổ kéo dài từ phía dãy Himalaya theo hướng tây bắc - đông nam
- Địa hình nước ta chạy theo hướng vòng cung và hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc với các cánh cung nổi bật như Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và dãy núi Trường Sơn Nam, phần lớn các dãy núi này được nằm ở rìa phía đông các mảng nền cổ,cho nên hình dạng của các mảng nền cổ này cũng có tác dụng định hướng cho các nếp uốn hình thành nên chúng.
- Hướng núi được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo, chủ yếu do hướng của các mảng nền cổ quy định.
+ Vùng núi Đông Bắc: Các mạch núi khi nâng lên ở Đông Bắc có hướng vòng cung theo rìa mảng nền cổ Hoa Nam và mảng nền vòm sông Chảy.
+ Vùng núi Tây Bắc: Các dãy núi được nâng lên theo hướng của các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông nam tại địa máng Đông Dương (khối nền cổ Hoàng Liên Sơn, Pu Hoạt, Rào Cỏ...).
+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Các mạch núi được nâng lên xung quanh rìa của khối nền cổ rộng lớn Kon Tum, nối liền với nhau tạo nên hướng núi vòng cung của Trường Sơn Nam.
>>> Xem thêm: Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
Câu 1: Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam:
A. Tây - Đông
B. Bắc - Nam
C. Tây Bắc - Đông Nam
D. Đông Bắc – Tây Nam
Đáp án: C
Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam là Tây Bắc - Đông Nam
Câu 2: Địa hình là kết quả tác động của nhân tố nào?
A. Nội lực.
B. Ngoại lực
C. Con người.
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D
Địa hình là kết quả tác động của nhân tố: Nội lực, ngoại lực và con người
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
B. Địa hình đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau.
C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi trung bình.
D. Hướng núi Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.
Đáp án: C
Đặc điểm không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi trung bình vì Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp mới đúng
Câu 4: Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m ở nước ta chiếm
A. 85% diện tích lãnh thổ
B. 70% diện tích lãnh thổ
C. 60% diện tích lãnh thổ
D. 75% diện tích lãnh thổ
Đáp án: A
Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m ở nước ta chiếm 85% diện tích lãnh thổ
Câu 5: Vùng núi có độ cao cao nhất nước ta là
A. Tây Bắc
B. Trường Sơn Nam
C. Trường Sơn Bắc
D. Đông Bắc
Đáp án: A
Vùng núi có độ cao cao nhất nước ta là Tây Bắc với nhiều đỉnh cao trên 3000m như Phanxipang 3143m, Pusilung 3076m...
-------------------------------
Qua nội dung bài viết trên đã trả lời cho các bạn câu hỏi Cấu trúc địa hình nước ta gồm mấy hướng chính? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.