logo

Cấu trúc chung của một chương trình gồm mấy phần?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Cấu trúc chung của một chương trình gồm mấy phần?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về chương trình và ngôn ngữ lập trình là tài liệu học tập môn Tin học 8 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Cấu trúc chung của một chương trình gồm mấy phần?

- Cấu trúc chung của một chương trình gồm 2 phần:

+ Phần khai báo: cú pháp: program <tên chương trình>;

VD: program vi_du;

Khai báo thư viện: Cú pháp: Uses <tên thư viện>;

VD: uses crt;

+ Phần thân chương trình (bắt buộc phải có): Dãy lệnh trong phạm vị được xác định bởi cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc tạo thành thân chương trình.

VD: Begin

[<dãy lệnh>]

End.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về chương trình và ngôn ngữ lập trình nhé!


Kiến thức tham khảo về chương trình và ngôn ngữ lập trình


1. Chương trình máy tính là gì?

- Chương trình máy tính là một tập hợp các hướng dẫn cho việc thực hiện nhiệm vụ của một máy tính. Một máy tính đòi hỏi các chương trình phải hoạt động và thường thực hiện các lệnh chương trình ở bộ phận xử lý trung tâm. Một chương trình máy tính được viết bằng một ngôn ngữ lập trình.

- Một số ví dụ về các chương trình máy tính:

+ Một trình duyệt web như Mozilla Firefox và Apple Safari có thể được sử dụng để xem các trang web trên internet.

+ Một bộ phần mềm văn phòng có thể được sử dụng để viết các tài liệu hoặc bảng tính.

+ Trò chơi video là những chương trình máy tính.

- Một chương trình máy tính được lưu như một tập tin trên ổ cứng máy tính. Khi người dùng chạy các chương trình, các tập tin được đọc bởi máy tính và các bộ xử lý đọc dữ liệu trong tập tin như là một danh sách các hướng dẫn. Sau đó, các máy tính làm những gì chương trình cho phép nó làm.

Cấu trúc chung của một chương trình gồm mấy phần?

- Một chương trình máy tính được viết bởi một lập trình viên. Các lập trình viên phải viết một chương trình mà máy tính có thể đọc được, vì vậy các chương trình đó phải được viết bằng một ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn như BASIC, C, Java. Một khi nó được viết, các lập trình viên sử dụng một trình biên dịch để biến nó thành một ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được.

- Ngoài ra còn có các chương trình xấu hay còn được gọi là phần mềm độc hại, được viết bởi những người muốn làm những điều xấu với máy tính của người dùng. Một số phần mềm gián điệp cố gắng để ăn cắp thông tin từ máy tính. Một số cố gắng để làm hỏng các dữ liệu được lưu trữ trên ổ đĩa cứng. Một số khác lại đưa người dùng đến các trang web bán hàng hoặc có thể là virus máy tính.


2. Chức năng của chương trình

- Chương trình máy tính có nhiều chức năng khác nhau, được phân loại rõ ràng theo từng chức năng riêng, chức năng chính của các chương trình máy tính chính là ứng dụng và hệ thống lại.

+ Đối với tính năng hệ thống thì sẽ bao gồm những hệ điều hành, các hệ điều hành này có sự tương tác giữa các phần cứng của máy tính với các phần mềm của máy tính.

- Mục đích của chức năng hệ thống máy tính chính là để cung cấp một một trường hoạt động có tính hiệu quả cao, tính chất đơn giản và dễ dàng là điều mà các chương trình hệ thống hướng tới.

- Bên cạnh những hệ điều hành thuộc vào chức năng hệ thống thì còn có cả các chương trình nhúng, khởi động máy tính. Chắc năng hệ thống sẽ giúp cho người dùng có được giao diện ưng ý.

+ Đối với chương trình máy tính ứng dụng thì đó chính là chương trình mà được các lập trình viên thiết kế với mục đích là để nhóm lại những phần chức năng, để có thể phối hợp giữa những nhiệm vụ của máy tính và những hoạt động mang đến những lợi ích thiết thực cho người sử dụng.

- Chúng ta có thể lấy ví dụ về chức năng ứng dụng của máy tính như sau: bộ xử lý từ, ứng dụng dùng cho kế toán, bảng tính, trình duyệt website, máy nghe âm thanh...

- Ngoài chức năng ứng dụng và hệ thống thì chương trình máy tính còn mang tính chất tiện ích cao, các chương trình máy tính được thiết kế nhằm hỗ trợ cho việc quản lý các hệ thống máy tính và có thể lập trình máy tính một cách nhanh chóng và đơn giản hơn.

- Chúng ta có thể điểm qua một vài chương trình máy tính mang tính tiện ích cao được phát minh ra nhằm bảo vệ máy tính và giúp máy tính quản lý tốt hơn như: Anti virus, sao lưu thông tin trên máy tính, nén các loại dữ liệu...


3. Ngôn ngữ lập trình

- Ngôn ngữ lập trình ( tên tiếng anh là programming language) là một tập con của ngôn ngữ máy tính, được ký hiệu theo một quy tắc riêng nhằm mục đích mô tả những tính toán mà con người và máy tính đều có thể đọc hiểu. Như vậy, một ngôn ngữ lập trình cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:

+ Miêu tả rõ ràng, đầy đủ các tiến trình.

+ Dễ hiểu, dễ sử dụng đối với lập trình viên.


4. Thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình

- Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có hai thành phần cơ bản: bảng chữ cái, các quy tắc để viết các câu lệnh.

a. Bảng chữ cái: Là tập các kí hiệu dùng để viết chương trình.

- Các ngôn ngữ lập trình thường gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác như dấu phép toán (+,-,*,/,…), dấu đóng, mở ngoặc, dấu nháy… Nói chung, hầu hết các kí tự có trên bàn phím máy tính đều có mặt trong bảng chữ cái của mọi ngôn ngữ lập trình.

b. Các quy tắc để viết các câu lệnh

- Mỗi câu lệnh trong chương trình gồm các từ và các kí hiệu được viết theo một quy tắc nhất định. Các quy tắc này quy định cách viết các từ và thứ tự của chúng. Chẳng hạn, các từ được cách nhau bởi một hoặc nhiều dấu cách, một số câu lệnh được kết thúc bằng dấu chấm phẩy,… Mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau thì sẽ có một quy tắc riêng của nó. Nếu câu lệnh bị viết sai quy tắc, chương trình sẽ nhận biết và thông báo lỗi.

- Mỗi câu lệnh đều có một ý nghĩa riêng xác định các thao tác mà máy tính cần thực hiện.

icon-date
Xuất bản : 05/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022