logo

Cấu tạo của tụ điện

Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động được cấu tạo bởi 2 cực song song được ngăn cách bởi một lớp điện môi, tụ điện có khả năng cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua theo nguyên tắc phóng điện.


Cấu tạo của tụ điện

Cấu tạo của tụ điện bao gồm hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi. Dây dẫn của tụ điện có thể sử dụng là giấy bạc, màng mỏng,…

Cấu tạo của tụ điện

Nguyên lý hoạt động của tụ điện

Nguyên lý hoạt động của tụ điện dựa trên hai nguyên lý đó là nguyên lý phóng nạp và nguyên lý xả nạp. Cụ thể như sau:

- Nguyên lý xả nạp: Nguyên lý xả nạp của tụ điện cũng chính là tính chất đặc trưng và cơ bản  nhất trong nguyên lý làm việc của linh kiện điện tử thụ động này. Nhờ vào tính chất này mà nó có thể dẫn được điện xoay chiều. Khi điện áp của 2 bên bản mạch không có sự thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian nếu ta thực hiện cắm nạp hoặc thực hiện xả sẽ dễ xảy ra hiện tượng nổ kèm theo tia lửa điện. Sở dĩ điều này xảy ra là do dòng điện tăng vọt đột ngột. 

- Nguyên lý phóng nạp: Nguyên lý này được hiểu là khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện giống như một chiếc bình ắc quy cỡ nhỏ dưới dạng năng lượng là điện trường. Nó có khả năng lưu trữ hiệu quả các electron và có thể phóng ra các điện tích này để sản sinh ra dòng điện. Tuy nhiên nó lại không thể tự sản sinh ra được các điện tích electron. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của tụ điện và bình ắc quy. 


Các loại tụ điện thông dụng

Tụ hóa hay còn gọi là tụ phân cực

Là tụ có phân cực (-), (+) và luôn có hình trụ. Trên thân tụ được thể hiện giá trị điện dung, điện dung thường từ 0,47 µF đến 4700 µF

Tụ xoay

Là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị điện dung, tụ này thường được lắp trong Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài.

Tụ Lithium ion

Có năng lượng cực cao dùng để tích điện 1 chiều

Tụ gốm, tụ giấy, tụ mica, tụ kẹo, tụ cao áp, tụ sứ ( tụ không phân cực)

Là tụ không phân cực và có hình dẹt, không phân biệt âm dương. Có trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số, điện dung của tụ thường khá nhỏ, chỉ khoảng 0,47 µF

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Cấu tạo của tụ điện. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 02/12/2021 - Cập nhật : 05/12/2022