Lời giải chính xác cho câu hỏi: “Cấu tạo bên trong của Trái Đất?" cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về bộ môn Địa lý 6 là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm 3 lớp:
* Lớp vỏ (từ 5-70km):
- Lớp vỏ trái đất là lớp nằm ở vị trí ngoài cùng, là nơi sinh sống của con người và các loài sinh vật khác.
- Vỏ trái đất có độ dày khoảng 50 – 70km, chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của trái đất. Càng đi sâu vào lớp vỏ trái đất nhiệt độ càng cao, nhiệt độ cao nhất đạt tới 1000oC (chú thích: 1000oC)
- Trên bề mặt vỏ trái đất có các thành phần tự nhiên như núi, sông, đại dương,….
* Lớp trung gian (từ 70-3000km):
- Lớp trung gian của trái đất còn được gọi là matle
- Mantle còn chia ra thành lớp trên và lớp dưới. Mantle trên gồm có silic, oxy, sắt, manhê, trong đó sắt và manhê nhiều nhất, nhiều hơn ở ngoài vỏ đất. Người ta còn gọi lớp này là Mantle silic sắt manhê và cho rằng, các chất trong Mantle đang ở trạng thái nóng chảy cục bộ. Nó giống như một băng tải, làm cho vỏ đất di chuyển chậm chạp, và làm cho các chất ở lớp trên và lớp dưới của Trái đất trao đổi với nhau. Đây cũng là lớp nguồn nham. Đá huyền vũ phân bố rộng trong vỏ đất đã được phun ra từ nguồn nham này. Mantle dưới ngoài silicat ra, các oxit kim loại và chất lưu hóa tăng lên rõ rệt. Tỷ trọng của nó lớn hơn Mantle trên, ở dạng chất rắn.
- Theo ước tính, nhiệt độ Mantle là 1000-2000 độ C. Áp suất tới 90 triệu - 0,382 triệu atm. Mật độ lên tới 3,3 - 4,6g/cm3. Trong một môi trường như vậy, vật chất ở trong trạng thái dẻo. Giống như nhựa đường, trạng thái rắn chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, để lâu sẽ bị biến dạng, có thể nhào nặn được. Mantle trên vì có áp suất nhỏ hơn vật chất ở dạng nóng chảy dở dang, gọi là "lớp chảy nhão". Vỏ đất cứng nổi trên lớp chảy nhão đó. Nếu chẳng may đoạn vỏ đất nào đó có khe nứt, nham thạch nóng chảy sẽ phụt ra theo vết nứt, tạo thành núi lửa hoạt động.
- Lớp Mantle là một thế giới ngầm rộng lớn, loài người còn biết rất ít về nó.
* Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km):
- Lõi Trái Đất hay còn gọi là Nhân Trái Đất. Theo đặc điểm vật lý dựa trên đặc điểm sóng truyền qua người ta chia lõi thành 2 lớp có đặc điểm ứng xừ sóng khác nhau. Lớp bên ngoài hay còn gọi là nhân ngoài được cho là ở thể lỏng; còn lớp bên trong hay nhân trong được cho là ở thể rắn có mật độ (tỷ trọng) cao nhất trong các lớp của Trái Đất. Sự tồn tại của lõi trong có thể phân biệt với lõi ngoài được nhà địa chấn học Inge Lehmann phát hiện vào năm 1936, vì nó không có khả năng truyền sóng cắt đàn hồi; chỉ có sóng nén được quan sát là truyền qua nó.Chưa có nhiều thông tin về lõi trong cùng .
- Lõi trong của Trái Đất là phần trong cùng nhất của Trái Đất là một quả cầu chủ yếu ở dạng rắn có bán kính khoảng 1.220 km, chỉ bằng 70% bán kính của Mặt Trăng. Nó được cho là chứa hợp kim sắt - niken (hay còn gọi là nhân Nife), và nhiệt độ của nó tương đương nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời.
- Theo ước tính lõi trong cùng bắt đầu từ độ sâu 5.800km từ mặt đất kéo dài xuống tận tâm trái đất.Vật chất ở trong lớp nhân trong cùng có trạng thái tồn tại ở trạng thái khác so với lớp nhân . Cấu tạo chủ yếu là sắt .