logo

Sự thực bào là gì?

Câu hỏi: Sự thực bào là gì?

Trả lời:

Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng đi. Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là bạch cầu trung tính và đại thực bào (được phát triển từ bạch cầu mônô). Các đại thực bào có kích thước lớn hơn bạch cầu trung tính nên khả năng thực bào cũng lớn hơn, có khả năng nuốt vào trong tế bào cùng lúc rất nhiều tế bào vi khuẩn và tiêu hoá chúng đi. Các loại bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa kiểm, bạch cầu trung tính dược đặt tên theo tính chất của loại thuốc nhuộm được dùng để nhận biết chúng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về sự thực bào nhé.


I. Thực bào 

1. Định nghĩa:

- Trong sinh học tế bào, thực bào (từ tiếng Hy Lạp cổ đại φαγεῖν (phagein), có nghĩa là 'nuốt', κύτος, (kytos), có nghĩa là 'tế bào', và -osis, có nghĩa là 'quy trình') là quá trình mà một tế bào - thường là phagocyte hoặc một protist - nhấn chìm một hạt rắn để tạo thành một khoang bên trong được gọi là phagosome. Nó khác với các hình thức khác của endocytosis, như pinocytosis, liên quan đến sự nội bộ hóa của các chất lỏng ngoại bào. Phagocytosis liên quan đến việc mua các chất dinh dưỡng cho một số tế bào. Quá trình này tương đồng với việc ăn ở mức độ sinh vật đơn bào; ở động vật đa bào, quá trình này đã được điều chỉnh để loại bỏ các mảnh vụn và tác nhân gây bệnh, thay vì dùng nhiên liệu cho các quá trình tế bào, ngoại trừ trong trường hợp của Trichoplax động vật.

Sự thực bào là gì?

- Trong hệ thống miễn dịch của một sinh vật, thực bào là một cơ chế chính được sử dụng để loại bỏ mầm bệnh và các mảnh vụn tế bào. Ví dụ, khi một đại thực bào ăn một vi sinh vật gây bệnh, mầm bệnh sẽ bị mắc kẹt trong một phagosome, sau đó kết hợp với một lysosome để tạo thành một phagolysosome. Trong phagolysosome, các enzyme và peroxide độc hại tiêu hóa mầm bệnh. Vi khuẩn, tế bào mô chết, và các hạt khoáng nhỏ là tất cả các ví dụ về các vật thể có thể bị tế bào nuốt đi.

2. Lịch sử

- Thực bào lần đầu tiên được ghi nhận bởi bác sĩ người Canada William Osler (1876), và sau đó được nghiên cứu và đặt tên bởi Élie Metchnikoff (1880, 1883).

3. Tế bào thực bào

 - Tiểu thực bào: BC đa nhân trung tính: Thực bào các vật nhỏ như VK, các mảnh tế bào

 - Đại thực bào: BC đơn nhân lớn đại thực bào của hệ võng mạc nội mô: Thực bào vật lớn hơn thực bào cả xác bạch cầu

* Sự thực bào của bạch cầu đa nhân trung tính

- Bạch cầu hạt trung tính đi vào mô là các bạch cầu đã trưởng thành có thể lập tức bắt đầu thực bào. Khi tiếp cận một vật lạ, bạch cầu hạt trung tính đầu tiên gắn chính nó với vật lạ rồi phóng chân giả bao vây vật lạ. Chân giả gặp một chân giả khác ở vị trí đối diện và hợp nhất với nhau. Hoạt động này tạo ra một túi kín chứa vật lạ. Sau đó, túi này vào bên trong bào tương và tách khỏi màng ngoài tế bào để tạo thành một “túi thực bào” trôi tự do (còn gọi là thể thực bào – phagosome) trong bào tương. Một bạch cầu hạt thường có thể thực bào 3-20 vi khuẩn trước khi chúng trở thành dạng không hoạt động hoặc chết.

* Sự thực bào của đại thực bào

Đại thực bào là giai đoạn cuối của bạch cầu mono đi vào mô từ máu. Khi được hoạt hóa bởi hệ miễn dịch, Chúng có khả năng thực bào lớn hơn nhiều so với bạch cầu đa nhân trung tính, thường có thể thực bào nhiều tới 100 vi khuẩn. Chúng cũng có khả năng nuốt những vật lớn hơn nhiều, kể cả hồng cầu hoặc đôi khi cả kí sinh trùng sốt rét, trong khi bạch cầu hạt trung tính không thể thực bào các vật lớn hơn nhiều so với vi khuẩn. Ngoài ra, sau khi tiêu hóa vật lạ, đại thực bào có thể đẩy sản phẩm thừa ra ngoài và thường sống và hoạt động chức năng thêm nhiều tháng nữa.


II. Quá trình thực bào

1. Giai đoạn tiếp cận và bám

- Bạch cầu đa nhân có thể nhận biết và dính các vi khuẩn hoặc vật lạ theo 2 cách hay thông qua hiện tượng opsonin hóa:

   + Dính trực tiếp: Do ái lực lý, hóa, giữa 2 bề mặt. Hiện tượng này cho phép thực bào các tiểu phần trơ hoặc tác nhân nhiễm khuẩn do tiếp xúc lần đầu.

   + Opsonin hóa: Là hiện tượng các Ig bổ thể hoặc thành phần huyết thanh không đặc hiệu bao bọc tác nhân gây viêm. Opsonin hóa là biện pháp chủ yếu để bạch cầu đa nhân nhận biết và dính các tác nhân gây viêm. Hiện tượng opsonin hóa gồm opsonin hóa đặc hiệu hoặc opsonin hóa không đặc hiệu.

- Khi phân tử IgG gắn với kháng nguyên, đoạn Fc của IgG bị bộc lộ sẽ gắn đặc hiệu với thụ thể của Fc trên màng bạch cầu.

- Phân số C3b cũng có thụ thể dính đặc hiệu trên màng bạch cầu.

2. Giai đoạn nuốt và lùi

- Sau khi đã tiếp xúc và gắn với đại thực bào, các dị vật đã opsonin hóa bị đại thực bào nuốt bằng cách hình thành giả túc bao lấy dị vật rồi vùi hay nhấn chìm chúng trong một hốc gọi là hốc thực bào.

- Phagosome liên kết với lyzosom để hình thành lyzosom thứ cấp gọi là phagolyzosom. Các enzyme thủy phân axit trong lyzosom để vào hốc và quá trình tiêu hóa bắt đầu.

3. Giai đoạn tiêu hóa

- Sau khi hình thành phagolyzosom, lyzosom sẽ đổ các enzyme của nó vào các hốc chứa dị vật. Các enzyme lyzosom rất phong phú, có tới 60 loại enzyme.

- Các enzyme tác động vào protein và peptide: catepsin, collagenaza, elastaza, photphataza, yếu tố hoạt hóa plasminogen, yếu tố hoạt hóa kininogen.

icon-date
Xuất bản : 24/12/2021 - Cập nhật : 28/12/2021