logo

Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ hình thành

Câu hỏi: Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ hình thành 

A. Hình thành giá trị thị trường.

B. Hình thành lợi nhuận bình quân.

C. Hình thành lợi nhuận siêu ngạch.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Hình thành giá trị thị trường.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ hình thành giá trị thị trường.

[CHUẨN NHẤT] Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ hình thành

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh nhé!


1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành & giá thị trường

a. Khái Niệm Cạnh tranh trong nội bộ ngành

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản.

Ví dụ: Coca cola và Pespsi được coi là cạnh tranh trong nội bộ ngành nước giải khát có ga, hay như Samsung và Apple là các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành di động thông minh.

b. Khái niệm Giá thị trường

Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

c. Phân tích cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường

 Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng
một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá, nhằm giành những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành thông qua các biện pháp: Cải tiến kỹ thuật, hợp
lý hoá sản xuất, nâng cao NSLĐ, chất lượng hàng hoá... làm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

- Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của hàng hoá (giá trị xã hội của hàng hoá). Điều kiện sản xuất trung bình trong một
ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên làm cho
giá trị thị trường của hàng hoá đó có xu hướng giảm xuống. Trên thị trường hàng
hoá phải bán theo giá thị trường (giá trị xã hội) mặc dù giá trị cá biệt khác nhau. Điều này làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã
hội của hàng hoá giảm xuống, chủng loại hành hoá đa dạng với chất lượng ngày
càng cao.

Giá trị thị trường không chỉ chịu sự tác động của giá trị xã hội, mà còn chịu
tác động của giá trị cá biệt của nhà sản xuất cung ứng đại bộ phận một loại hàng hoá cho thị trường. Theo C.Mac: “một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó, mặt khác phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này”

Như vậy, giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản
xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Hay là giá trị cá biệt của những hàng
hoá được sản xuất và chiếm đại bộ phận hàng hoá đó trên thị trường.


2. Cạnh tranh

Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Họat động sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vươn lên không đơn thuần là mong muốn đạt được một mục tiêu nào đó mà còn là tham vọng trở thành người đứng đầu. Suy nghĩ và hành động trong sản xuất kinh doanh bị chi phối rất nhiều bởi tính kinh tế khắc nghiệt. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất là cạnh tranh. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đầy biến động và cạnh tranh hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường nhằm giành giật nhiều các lợi ích kinh tế hơn về mình.

a.Khái niệm về cạnh tranh

Theo cách hiểu phổ thông thể hiện trong Từ điển ngôn ngữ tiếng Anh, “competition” (cạnh tranh) là “một sự kiện hoặc một cuộc đua, theo đó các đối thủ ganh đua để giành phần hơn hay ưu thế tuyệt đổi về phía mình”. Theo Từ điển tiếng Việt, “cạnh tranh” là “ cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”.

b.Vai trò của cạnh tranh

*Đối với doanh nghiệp

- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệpphải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh,phải triệt để không ngừng sáng tạo, tìm tòi.

- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nắm bắt thông tin kịp thời.

- Cạnh tranh quy định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường thông qua những lợi thế mà doanh nghiệp đạt được nhiều hơn đối thủ cạnh tranh. Đồng thời cạnh tranh cũng là yếu tố làm tăng hoặc giảm uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

* Đối với người tiêu dùng

– Cạnh tranh mang đến cho người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn chủng loại hàng hoá, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, của người tiêu dùng. Khôngnhững thế, cạnh tranh đem lại cho người tiêu dùng sự thoả mãn hơn nữa về nhu cầu.

* Đối với nền kinh tế quốc dân

- Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

- Cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao vào sản xuất, hiện đại hoá nền kinh tế xã hội.

- Cạnh tranh góp phần xoá bỏ những độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ những bất bình đẳng trong kinh doanh.

Tuy nhiên không phải tất cả các mặt của cạnh tranh đều mang tính tích cực mà bản thân nó cũng phải thừa nhận các mặt tiêu cực như:

- Bị cuốn hút vào các mục tiêu cạnh tranh mà các doanh nghiệp đã không chú ý đến các vấn đề xung quanh như: xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường và hàng loạt các vấn đề xã hội khác.

- Cạnh tranh có thể có xu hướng dẫn tới độc quyền.

- Cường độ cạnh tranh mạnh sẽ làm ngành yếu đi.


3. Các loại hình cạnh tranh

Bên cạnh việc trả lời câu hỏi: “Cạnh tranh là gì?”. Thì chúng ta cần quan tâm đến loại hình để hiểu về cạnh tranh một cách rõ ràng hơn.

- Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường

+ Cạnh tranh giữa người mua và người bán

+ Cạnh tranh giữa người mua với người mua

+ Cạnh tranh giữa người bán và người bán

- Căn cứ vào phạm vi các ngành kinh tế 

+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành

+ Cạnh tranh giữa các ngành với nhau

- Căn cứ vào tính chất của việc cạnh tranh

+ Cạnh tranh hoàn hảo

+ Cạnh tranh không hoàn hảo

+ Cạnh tranh độc quyền

+ Cạnh tranh độc quyền xảy ra khi trong thị trường có rất ít người bán hàng hóa, dịch vụ 

- Căn cứ vào thủ đoạn cạnh tranh

+ Cạnh tranh lành mạnh

+ Cạnh tranh không lành mạnh

icon-date
Xuất bản : 06/11/2021 - Cập nhật : 06/11/2021