logo

Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào? | Câu 3 trang 148 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Động Phong Nha (soạn 3 cách)

Câu 3 (trang 148 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?

Soạn cách 1

Toàn cảnh động Phong Nha

* Cảnh bên trong động

+ Động khô:

- Cao 200 mét

- Xưa là dòng sông ngầm còn nay là “những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá xanh màu ngọc bích óng ánh”

+ Động nước:

- Có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi

- Nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh

- Sông sâu, nước rất trong

- Khi vào động nước phải đem theo đèn, đuốc

+ Gồm 14 buồng thông nhau:

+ Cấu tạo:

- Đá nhiều hình khối: khối hình con gà, khối hình con cóc, khối xếp thành đốt trúc dựng đứng, khối mang hình mâm xôi, khối mang hình ông tiên đánh cờ...

- Màu sắc: Thạch nhũ huyền ảo, lóng lánh như kim cương, phong lan xanh biếc

- Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp

- Cảnh bên ngoài động:

- Tiếng nói, tiếng nước như tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa đất Bụt

- Như thế giới tiên cảnh

- Tạo nên một vẻ đẹp thiên nhiên tổng hòa giữa sự hoang sơ bí hiểm nhưng vẫn giàu chất nghệ thuật.

Soạn cách 2

Trình tự miêu tả: từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ cụ thể đến khái quát

Các chi tiết miêu tả:

- Động khô: Cao 200m, vòm đá trắng vân nhũ, cột đá xanh ngọc bích óng ánh.

- Động nước: con sông dài, sâu, nước trong chảy ngày đêm. Gồm 14 buồng thông nhau. Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét.

+ Các khối đá có nhiều hình khối, màu sắc: hình con gà, con cóc, đốt trúc dựng đứng, hình mâm xôi, hình cái khánh, hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ.

+ Những nhánh phong lan rủ xuống, có bãi cát, bãi đá.

+ Vẻ đẹp hoang sơ bí ẩn, thanh thoát, giàu chất thơ của cảnh chùa, đất Bụt.

Soạn cách 3

Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự không gian và thời gian, từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát: từ vị trí địa lí đến khi diễn  tả hai con đường vào động (đường thủy, đường bộ) gặp nhau ở bến sông Son; giới thiệu cấu tạo của động (gồm 2 bộ phận : Động khô - Động nước), Động chính gồm 14 buồng, các dòng sông ngầm ... sau đó khái quát chung nhất vẻ đẹp của động: Một thế giới như khác lạ - thế giới của tiên cảnh.

* Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết:

- Độ cao: 200 mét.

- Nguồn gốc: thời xưa từng là sông ngầm

- Hiện tại: những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh, lung linh.

- Các từ ngữ được dùng: “màu xanh ngọc...óng ánh”, ... cho thấy vẻ đẹp kì thú của động, một vẻ đẹp diễm lệ, kinh động lòng người.

* Vẻ đẹp của Động nước được miêu tả  bằng các chi tiết:

- Hiện tại: có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng với khu rừng nguyên sinh.

- Đặc điểm: sông sâu và nước trong vắt. Động chính được miêu tả rất tỉ mỉ:

+ Gồm 14 buồng, thông nhau 

+ Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư, hang cao 2 - 40 mét.

- Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc:

+ Có khối hình con gà

+ Có khối hình con cóc

+ Có khối xếp thành đốt trụ dựng đứng

+ Có khối mang hình ảnh mâm xôi.....

- Cảnh sắc trong động một phần được vẽ lên kiều diễm từ những nhánh phong lan xanh biếc, không gian được mở rộng. ... 

- Vẻ đẹp của động vừa có nét hoang sơ bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hòa tấu của những thanh âm khác: nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt.

- Hệ thống từ ngữ trong đoạn văn có giá trị gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng trong lòng người đọc:

+ Tính từ miêu tả (lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm ...)

+ Cụm danh - tính từ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021