logo

[Cánh Diều] Giải GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

Hướng dẫn Giải SBT GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Chân trời sáng tạo, giúp các em học tốt hơn.


A. Khởi động 

Em mong muốn được như các bạn trong hình không? Em còn mong muốn điều gì khác nữa?

[Cánh Diều] Giải GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

Trả lời:

Em mong muốn được như các bạn trong hình ngoài ra em còn mong muốn được học những môn năng khiếu mà em thích và được bảo vệ sức khoẻ.


B. Khám phá 

1.

a. Cùng nghe bài hát và trả lời câu hỏi:

QUYỀN TRẺ EM

Nhạc và lời: Thịnh Vĩnh Thành

Là tuổi nhỏ hôm nay, là thể giới ngày mai.

Chúng em muốn tương lai, hành tỉnh luôn hoà bình.

Chúng em có quyền được vui chơi.

Chúng em có quyên được đến trường.

Chúng em có quyền được tham gia.

Phát triển sáng rực đường tương lai.

Những gì tốt đẹp nhất xin đành cho tuổi thơ.

Những gì tốt đẹp nhất xin dành cho chúng em.

Những gì tốt đẹp nhất xin đành cho tuổi thơ.

Những gì tốt đẹp nhất xin đành cho chúng em.

Những gì tốt đẹp nhất xin đành cho tuổi thơ.

Những gì tốt đẹp nhất xin đành cho chúng em...

a) Cảm nghĩ của em sau khi nghe bài hát?

b) Liệt kê tất cả những quyền mà trẻ em mong muốn được thể hiện trong bài hát trên.

b. Hãy đặt tên cho mỗi hình ảnh tương ứng với mỗi quyền của trẻ em dưới đây:

[Cánh Diều] Giải GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em (ảnh 2)

Trả lời:

a) Đây là một bài hát nói về quyền và mong ước của trẻ em.

b) Những quyền mà trẻ em mong muốn được thể hiện trong bài hát là : quyền được vui chơi, quyên được đến trường, quyền được tham gia Phát triển sáng rực đường tương lai.

b.

- Hình 1. Quyền được bảo vệ sức khoẻ

- Hình 2. Quyền được học tập

- Hình 3. Quyền được phát triển năng khiếu.

- Hình 4. Quyền được bảo vệ. 

2. Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em

a. Ý nghĩa của quyền trẻ em

Lan không những học giỏi mà còn thích múa hát, nên bố mẹ, thấy cô giáo của Lan luôn khuyến khích, động viên bạn tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp, trường và của địa phương. Theo em, vi sao Lan có thể tham gia tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ của trường lớp và địa phương?

b. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em

Gia đình Tuấn có hai anh em, luôn được bồ mẹ thương yêu và tôn trọng ý kiến của con. Dù bận nhiều việc, nhưng bó mẹ Tuần vấn luôn chăm lo đến việc học tập của hai anh em. Được sống trong tình thương yêu, quan tâm, chăm sóc của gia đình, Tuấn và em gái luôn chăm ngoan, học giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu quý.

Vì sao Tuấn và em gái luôn chăm ngoan học giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu quý?

Trả lời:

a. Theo em, Lan có thể tham gia tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ của trường lớp và địa phương vì Lan có quyền được học tập và phát triển những môn năng khiếu mà bạn thích.

b. Tuấn và em gái luôn chăm ngoan học giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu quý vì hai anh em luôn được bố mẹ thương yêu và tôn trọng ý kiến của con, chăm lo tới việc học của hai anh em, được sống trong tình yêu thương gia đình. Tuấn và em gái đã thực hiện tốt bổn phận của mình. Những người xung quanh Tuấn và em gái đã thực hiện tốt quyền của trẻ em. 

3. Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và bồn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Thông tin 1:

Là một xã ở Đông bằng sông Cửu Long, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn có khó khăn, nhưng Uỷ ban nhân dân xã T luôn quan tâm đến việc thực hiện quyền trẻ em. Xã đã huy động nguồn lục trong xã hội để có kinh phí sửa sang trường lớp, mua trang thiết bị và đồ đùng học tập cho trường trung học cơ sở và hai trường tiêu học. Phong trào học tập của xã được đầy mạnh đến mỗi gia đình có trẻ em. Vì vậy 100% trẻ em trong xã đều đến trường đúng tuổi quy định, trong đó nhiêu cháu là học sinh giỏi của lớp, của trường và đạt danh hiệu trong các kì thí học sinh giới cắp huyện và cấp tỉnh.

a) Uỷ ban nhân dân xã T đã thực hiện quyền trẻ em ở xã mình như thể nào?

b)  Việc làm của uỷ ban nhân dân xã T đã tác động đến thực hiện quyền trẻ em trong xã như thế nào?

Thông tin 2:

Vốn thông mình, chăm chỉ, nhưng vì nhà nghèo nên mới học hết lớp 5, Hoà đã phải nghĩ đến chuyện thôi học, ở nhà lao động để kiểm sóng. Nhưng khi được cô giáo và bạn bè ở lớp khuyên nhủ, Hoà đã bỏ ý định thôi học, vừa đ học vừa làm việc nhà phụ giúp bố mẹ. Hoà không những không phải bỏ học. mà côn trở thành học sinh giỏi của lớp 6A.

a) Hoà đã thực hiện tốt quyên và bỗn phận nào của trê em?

b) Em có thể học tập được điều gi của bạn Hoà?

Trả lời:

Thông tin 1: 

a) Uỷ ban nhân dân xã T đã thực hiện quyền trẻ em ở xã mình bằng cách huy động nguồn lục trong xã hội để có kinh phí sửa sang trường lớp, mua trang thiết bị và đồ đùng học tập cho trường trung học cơ sở và hai trường tiểu học. Phong trào học tập của xã được đầy mạnh đến mỗi gia đình có trẻ em. 

b) Việc làm của uỷ ban nhân dân xã T đã tác động đến thực hiện quyền học tập của trẻ em.

Thông tin 2: 

a) Hoà đã thực hiện tốt quyền được học tập của trẻ em. 

b) Em có thể học tập của bạn luôn cố gắng học tập dù là ở bất kì hoàn cảnh nào. Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình và thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình.


C. Luyện tập 

1. Em hãy kể những việc làm của trường, lớp và nơi em sống góp phần bảo vệ và giáo dục trẻ em.

2. Trong các hành vi sau, hành vi nào đã thực hiện quyên trẻ em, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?

3. Trên một bài báo có đoạn tin vắn sau: “Bà Hải mở một quán giải khát tại trung tâm thị trấn. Quán của bà rất đông khách, ngoài những người trong thị trấn và khách đ đường qua lại, quản của bà luôn là đa điểm tập trung ăn chơi của nhớm trẻ em từ 12 - 15 tuổi trong vùng. Nhớm trẻ hay tập trung tại quán bà Hải vào mỗi buởi chiều để ăn uống và đánh bài. Một lần, nhóm trẻ đang ăn nóng, đánh bài thì công an ập vào giải tán và tiến hành lập biên bản xử phạt bà Hải”

a) Hãy nhận xét hành vì của bà Hải và nhóm trẻ trong tình huống trên?

b) Em sẽ làm gì nêu chứng kiên tình huống đó?

c) Theo em, việc công an đến lập biên bản bà Hải và giải tán nhóm trẻ là đúng hay sai. Vì sao?

Trả lời:

1. Những việc làm của trường, lớp và nơi em sống góp phần bảo vệ và giáo dục trẻ em là: lập hòm thư ý kiến, cho học sinh tham các buổi sinh hoạt tập thể.

2. Hành vi nào đã thực hiện quyền trẻ em:

+ Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn.

+ Thường tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ em.

+ Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em.

Hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em:

+ Ngược đãi trẻ em

+ Bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm tiền.

+ Lôi kéo trẻ em tham gia vào tệ nạn xã hội.

3.

a. Hành vì của bà Hải và nhóm trẻ em là hành phi vi phạm pháp luật và vi phạm vào quyền trẻ em.

b. Nếu là em ở trong tình huống đó em sẽ khuyên các bạn không nên đến quán chơi bài. Báo cáo với cấp chính quyền.

c. Theo em, việc công an đến lập biên bản bà Hải và giải tán nhóm trẻ là đúng. Vì cần ngăn chặn những tệ nạn đến với trẻ em.


 D. Vận dụng

1. Vẽ tranh với chủ đề “Quyền trẻ em” và cùng các bạn trưng bày tại lớp học của mình.

2. Tìm hiểu và nêu những việc làm thẻ hiện sự quan tâm. chăm sóc của cha mẹ đối với mình hoặc của chính quyền địa phương đói với trẻ em nơi em sinh sống.

3. Em cùng các bạn trong nhớm xây dựng kế hoạch thực hiện quyên trẻ em của bản thân:

— _ Những công việc cần làm: trong học tập, trong quan hệ với mọi người xung quanh

ở nhà, ở trường và ở ngoài xã hội.

¬ Biện pháp thực hiện.

Trả lời:

1.

[Cánh Diều] Giải GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em (ảnh 3)

2. Những việc làm của địa phương nơi em sinh sống góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là:

+ Hàng tháng tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ em

+ Tạo nên các khu vui chơi cho trẻ em

+ Lập các quỹ khuyến học để giúp đỡ trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

+ Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo, không nơi nương tựa.

+ Lập trường, lớp học dành riêng cho trẻ khuyết tật…

3.

- Những công việc cần làm: 

+ Trong học tập: tích tham gia phát biểu xây dựng bài; tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường; rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập; chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường. 

+ Với mọi người xung quanh: Luôn giúp đỡ hoà đồng với bạn bè và người xung quanh; tham gia chăm chỉ các hoạt động xã hội.

+ Ở nhà: Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; giúp đỡ ba mẹ việc nhà; rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình. 

- Biện pháp thực hiện: Nắm vững kiến thức, hiểu về quyền và bổn phận của trẻ em từ đó thực hiện thường xuyên và giám sát nhau thực hiện cho đúng.

icon-date
Xuất bản : 01/09/2021 - Cập nhật : 01/09/2021