logo

[Cánh Diều] Giải Địa lí 6 Bài 19. Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển (ngắn nhất)

Hướng dẫn Giải Địa lí 6 Bài 19. Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển (ngắn nhất) trang 170 sgk Lịch sử và Địa lí 6 trong bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và lời giải ngắn gọn, đầy đủ giúp các em học sinh học bài tốt hơn


I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Phần mở đầu Địa 6 Bài 19

Đã bao giờ em được trải nghiệm lênh đênh trên biển hay chưa? Lúc đó, em mới thấy mình thật nhỏ bé. khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, các nguồn tài nguyên trong đất liền đã được con người khai thác ngày càng cạn kiệt, con người đang từng bước vươn ra đại dương, khám phá đại dương và khai thác các nguồn tài nguyên của đại dương.


1. Biển và đại dương thế giới

  • Hãy xác định bốn đại dương chính trong hình 19.1
[Cánh Diều] Giải Địa lí 6 Bài 19. Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển (ngắn nhất)
  • Dựa vào bảng 19.1, hãy cho biết đại dương nào có diện tích lớn nhất? Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất?
[Cánh Diều] Giải Địa lí 6 Bài 19. Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển (ngắn nhất) ảnh 2

Trả lời

  • Xác định bốn đại dương chính trong hình 19.1:
[Cánh Diều] Giải Địa lí 6 Bài 19. Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển (ngắn nhất) ảnh 3

Dựa vào bảng 19.1, em thấy:

+ Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất

+ Bắc Băng Dương là đại dương có diện tích nhỏ nhất


2. Một số đặc điểm của môi trường biển

  • Nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và ôn đới khác nhau như thế nào? Tại sao lại có sự khác nhau đó?
  • Quan sát hình 19.3, hãy cho biết các dòng biển nóng và dòng biển lạnh thường xuất phát từ khoảng vĩ độ nào và di chuyển đến khoảng vĩ độ nào?
[Cánh Diều] Giải Địa lí 6 Bài 19. Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển (ngắn nhất) ảnh 4

Trả lời

– Nhiệt độ và độ muối của:

  • Vùng biển nhiệt đới: 25 – 30 độ C, độ muối cao
  • Vùng biển ôn đới:  thấp hơn 25 độ C, độ muối thấp

=> Sở dĩ có sự khác nhau về nhiệt độ nước biển và độ muối là vì:

– Nhiệt độ của lớp nước trên mặt biển và đại dương thay đổi theo vĩ độ. Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm dần.

– Độ muối của các biển và đại dương khác nhau do tác động của các yếu tố:

  • Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
  • Lượng bay hơi nước.
  • Nhiệt độ môi trường không khí.
  • Lượng mưa.
  • Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở).
  • Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.

– Quan sát hình 19.3, em thấy:

  • Dòng biển nóng chảy từ xích đạo về các hướng các cực.
  • Dòng biển lạnh chuyển động từ 40 độ Bắc hoặc Nam về vùng xích đạo.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Phần luyện tập và vận dụng Địa 6 Bài 19

Câu 1: Dựa vào hình 19.1 và bảng 19.1, hãy nêu đặc điểm nổi bật của mỗi đại dương?

Trả lời

Đặc điểm nổi bật của mỗi đại dương là:

Thái Bình DươngẤn Độ DươngĐại Tây DươngBắc Băng Dương

– Đại dương lớn nhất, chiếm 49,5%

 

– Là điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất

– Phần lớn diện tích nằm ở bán cầu Nam

 

– Diện tích chiếm 21%

– Đại dương lớn thứ hai thế giới

 

– Diện tích chiếm 25,4%

– Đại dương nhỏ nhất thế giới

 

– Diện tích chỉ chiếm 4,1%

Câu 2: Độ muối của nước biển và đại dương cao hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trả lời

Độ muối của nước biển và đại dương cao hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố:

+ Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).

+ Lượng bay hơi nước.

+ Nhiệt độ môi trường không khí.

+ Lượng mưa.

+ Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở).

+ Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.

Câu 3: Sưu tầm thông tin (tài liệu, tranh ảnh, video clip,…) về việc con người đã sử dụng thủy triều vào đời sống văn hóa hoặc sản xuất.

Trả lời

Người xưa, sống bao đời gần sông và biển. chủ yếu là họ tính theo con nước, theo chu kì của nó (nước triều lên và nước triều xuống) và vì thế chính là nhờ vào hiện tượng thủy triều, nên con người sống ở thời đó đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá…

Thủy triều còn đóng góp một phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên-Mông. Cho đến ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn.

Một số hình ảnh về vận dụng thủy triều vào sản xuất điện:

[Cánh Diều] Giải Địa lí 6 Bài 19. Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển (ngắn nhất) ảnh 5
[Cánh Diều] Giải Địa lí 6 Bài 19. Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển (ngắn nhất) ảnh 6 ảnh 2
[Cánh Diều] Giải Địa lí 6 Bài 19. Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển (ngắn nhất) ảnh 7


 

icon-date
Xuất bản : 17/03/2021 - Cập nhật : 17/03/2021