logo

[Cánh Diều] Giải Địa lí 6 Bài 12. Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản (ngắn nhất)

Hướng dẫn Giải Địa lí 6 Bài 12. Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản (ngắn nhất) trang 95 sgk Lịch sử và Địa lí 6 trong bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và lời giải ngắn gọn, đầy đủ giúp các em học sinh học bài tốt hơn


Nội dung thực hành:


Đọc lược đồ địa hình

Quan sát hình 12.1, trả lời các câu hỏi sau:

[Cánh Diều] Giải Địa lí 6 Bài 12. Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản (ngắn nhất)

+ Khu vực này có dạng địa hình gì?

+ Độ cao lớn nhất của địa hình ở khu vực này là bao nhiêu mét?

+ Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao bao nhiêu mét?

+ Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?

+ Hướng nghiêng của địa hình là hướng nào?

Trả lời: 

+ Khu vực này có dạng địa hình núi

+ Độ cao lớn nhất của địa hình ở khu vực này là 1800m

+ Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao 1500m

+ Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng 800 – 1000m

+ Hướng nghiêng của vùng núi Tây Bắc là hướng Tây Bắc – Đông Nam


Đọc lát cắt địa hình

Đoạn thẳng nối từ A đến B là lát cắt địa hình ở khu vực này. Quan sát lát cắt A – B, trả lời các câu hỏi sau:

+ Lát cắt A – B được cắt theo hướng nào?

+ Điểm cao nhất của lát cắt là bao nhiêu mét? Điểm thấp nhất của lát cắt là bao nhiêu mét?

Trả lời:

+ Lát cắt A – B được cắt theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

+ Điểm cao nhất của lát cắt là 1900m

+ Điểm thấp nhất của lát cắt là 800m

icon-date
Xuất bản : 17/03/2021 - Cập nhật : 17/03/2021