logo

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có cơ cấu ngành đa dạng nhất?

Việc phát triển các khu công  nghiệp không chỉ tạo nên việc làm cho người dân mà còn mang đến nhiều lợi ích về quá trình kinh tế. Bên cạnh đó việc đang dạng các ngành mang đến cơ hội phát triển hơn. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có cơ cấu ngành đa dạng nhất? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thông tin trong bài viết này.

Câu hỏi: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có cơ cấu ngành đa dạng nhất? 

A. Rạch Giá.                 

B. Cà Mau.                    

C. Sóc Trăng.                

D. Long Xuyên. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: B. Cà Mau.   

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 29, trung tâm công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng nhất là Cà Mau  

>>> Xem thêm: Mũi Cà Mau mầm đất tươi non đọc hiểu

Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án B

Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, được tái lập ngày 01/01/1997. Lãnh thổ gồm 2 phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền.

Phần đất liền: Diện tích 5.294,87 km2, xếp thứ 2 và bằng 12,97% diện tích khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,58% diện tích cả nước. Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa 129.204 ha, đất lâm nghiệp 103.723 ha.

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 29, trung tâm công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng nhất là Cà Mau

Nằm ở 8034’ đến 9033’ vĩ độ Bắc và 104043’ đến 105025 kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 370 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km về phía nam. Theo đường chim bay, từ bắc tới nam dài 100 km.

Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp biển Đông và phía tây giáp Vịnh Thái Lan. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều. Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.

Là một trụ trong “Tứ giác động lực” phát triển ĐBSCL, Cà Mau được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, lĩnh vực du lịch và Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm.

Thêm nữa, tỉnh có 3 mặt giáp biển, với chiều dài bờ biển là 254 km, thuộc hành lang ven biển phía Đông của vùng biển Tây Nam bộ, lại nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á, nhất là trong vùng vịnh Thái Lan, là những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn, có tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch biển, đảo. Tất cả những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trên đã tạo cho Cà Mau những lợi thế so sánh không dễ có được trong tương quan phát triển kinh tế vùng

Về trung tâm công nghiệp: Cà Mau có các ngành: Hóa chất, phân bón; chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng. 

Tỉnh Cà Mau có 04 KCN lớn như: KCN Khánh An, KCN Hòa Trung, KCN Sông Đốc, KCN Năm Căn (nằm trong KKT Năm Căn). Đặc biệt Khu kinh tế Năm Căn tỉnh Cà Mau đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng đến năm 2030, với quy mô 11.000 ha. Đây là khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, là đầu mối giao thương quốc tế của tỉnh Cà Mau và Đồng bằng sông Cửu Long; Ngoài ra còn có khu liên hợp Khí - Điện - Đạm, với hai nhà máy điện, công suất 1.500 MW và một nhà máy đạm công suất 800 ngàn tấn/năm, đã đi vào hoạt động, không những có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau mà còn tạo ra sức lan tỏa lớn, là động lực phát triển kinh tế - xã hội chung cho toàn vùng

Vì vậy, căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 29, trung tâm công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng nhất là Cà Mau  .

icon-date
Xuất bản : 20/08/2022 - Cập nhật : 21/08/2022