Là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mủa, Việt Nam có mưa thường xuyên từ tháng 6 trở đi đến tháng 10,11. Lượng mưa tại các khu vực Việt Nam thường có sự chênh lệch nhiều, phụ thuộc vào vùng miền và vị trí địa lý. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng XI? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thông tin trong bài viết này.
Câu hỏi: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng XI?
A. Cần Thơ.
B. Trường Sa.
C. Thanh Hóa.
D. Hoàng Sa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B. Trường Sa.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trạm khí tượng có lượng mưa lớn nhất vào tháng XI là Trường Sa.
>>> Xem thêm: Hãy kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Các nhân tố vừa nêu ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa. Cho ví dụ
Giải thích của giáo viên Toploigiai về việc chọn đáp án B
Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm rải rác trong phạm vi biển, khoảng từ vĩ tuyến 6030’ Bắc đến 12000’ Bắc và khoảng từ kinh tuyến 111030’ Đông đến 117020’ Đông. Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lý, cách điểm gần nhất của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng gần 600 hải lý và cách đảo Đài Loan khoảng 960 hải lý.
Nhìn chung, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có diện tích nhỏ (khoảng vài chục héc-ta trở xuống); trong đó, Ba Bình là đảo rộng nhất, có diện tích khoảng 0,6 km2. Về độ cao của các đảo (so với mặt nước biển trung bình) khoảng từ 3 m - 5 m; cao nhất là đảo Song Tử Tây, khoảng từ 4 m - 6 m (lúc thủy triều xuống). Chất đất trên các đảo chủ yếu là cát san hô, có lẫn các lớp phân chim và mùn cây, dày khoảng 5 cm - 10 cm. Một số đảo có mạch nước ngầm, có thể tạo ra các giếng nước ngọt, như: Song Tử Tây, Song Tử Đông, Trường Sa, v.v. Đây là vấn đề rất quan trọng để đưa dân ra sinh sống trên các đảo và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Ngoài các đảo nổi, còn có các bãi đá, san hô ngầm, như: Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài, v.v.
Quần đảo Trường Sa trong vùng khí hậu nhiệt đới, được chia thành 2 mùa: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 của năm sau, với lượng mưa rất lớn, khoảng hơn 2.500mm. Gió mùa Đông Nam thổi qua Trường Sa từ tháng 3 đến tháng 4, trong khi gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11. Tại trạm khí tượng trên đảo Trường Sa, nhiệt độ trung bình trong năm 27,7OC. Ở Trường Sa, các hiện tượng thời tiết cực đoan, như: giông, lốc diễn ra thường xuyên. Hằng năm, ở quần đảo Trường Sa có tới 131 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên, phân phối không đồng đều trong các tháng và là nơi thường có bão lớn đi qua, tập trung vào những tháng mùa mưa.
Vì vậy, Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trạm khí tượng có lượng mưa lớn nhất vào tháng XI là Trường Sa.