logo

Cần cù bù siêng năng nghĩa là gì?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Cần cù bù siêng năng nghĩa là gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về cần cù bù thông minh do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Cần cù bù siêng năng nghĩa là gì?

- Cần cù chính là sự chăm chỉ kiên nhẫn làm việc một cách thường xuyên. Một người cần cù sẽ luôn cố gắng làm cho mọi việc hoàn tất dù có khó khăn và tốn thời gian biết bao nhiêu. Họ chịu khó, cần mẫn, tìm hiểu một vấn đề cho đến khi hiểu rõ nó. Thông minh chính là sự nhanh nhạy, sự hiểu biết nhanh chóng một vấn đề khi tiếp xúc. Người thông minh thường vượt trội hơn những người khác trong nhiều lĩnh vực. “Cần cù bù thông minh” nghĩa là một người mà biết cần cù, siêng năng, chăm chỉ thì sẽ chẳng thua gì những người vốn sẵn thông minh. Câu nói trên đã nói lên được một sự thật trong cuộc sống và dường như trở thành một chân lí. Sự bền bỉ, tính kiên trì cũng đóng vai trò quan trọng không kém năng khiếu hay sự thông minh. Không phải trong cuộc sống này, người nào cũng thông minh, thay vào đó một số người lại có được tính cần cù. Những người biết sử dụng tính cần cù của mình sẽ có thể bù đắp cho tính thông minh của mình, mà vẫn có thể vượt trội hơn bao người khác. Không thông minh không có nghĩa là vô dụng vì thực tế, năng lực tư duy không phải tự nhiên mà có, mà là phải qua một quá trình luyện tập. Trí thông minh chỉ đóng góp một phần nhỏ trong việc đó, giống như nhà phát minh nổi tiếng Ê-đi-xơn đã nói “Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm 1% còn 99% là lao động cực nhọc”. Cuộc sống ngày nay yêu cầu sự cẩn thận và kiên trì khi làm mọi việc, khi đó những người mà đã quen với tính cần cù thì sẽ dễ dàng thích nghi, trong khi một số người thông minh lại gặp vấn đề trong việc kiên nhẫn làm việc.


Bài văn mẫu về Cần cù bù thông minh


Cần cù bù thông minh - Bài mẫu 1

      Trong cuộc sống, con người ta muốn đạt được những thành quả mà mình mong muốn thì bên cạnh những yếu tố về khả năng, năng lực của mỗi người thì đó còn là sự chăm chỉ, nỗ lực hết mình, đôi khi nó cũng là nguồn sức mạnh to lớn để con người vươn lên cho dù không được đánh giá cao về mặt năng lực. Bàn về điều này, ông cha ta đã có câu “Cần cù bù thông minh”.

      Câu thành ngữ ngắn gọn, ở đây, “cần cù” là sự chăm chỉ, chịu khó, nỗ lực , bền bỉ khi thực hiện một điều gì đó, còn “thông minh” là khả năng của con người có thể là bẩm sinh nhưng cũng có thể là trải qua quá tình tôi rèn, con người nhanh nhạy, sáng tạo, có những ý tưởng, cách giải quyết nhanh hơn người khác. Giữa hai cụm từ trên được nối với nhau bằng chữ “bù” tức là sự bù trừ, lấn át, qua đó, ông cha ta khẳng định về vai trò to lớn của sự chăm chỉ trên con đường thành công của mỗi người. Bản thân ta có thể không thông minh, không có khả năng trời phú như người khác nhưng nếu ta có sự chịu khó, nỗ lực hết mình thì ta cũng sẽ đến được cái đích mà mình mong muốn.

      Quan niệm trên của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và có giá trị. Cuộc sống này luôn tồn tại những khó khăn, thử thách mà buộc con người ta phải vượt qua. Trước những thử thách ấy, không phải ai sinh ra đã có sẵn khả năng thiên bẩm hơn người khác, cũng không phải ai cũng có được một gen di truyền từ thế hệ trước để mà có thể sử dụng tài năng, năng lực của mình để vượt qua một cách dễ dàng. Có những người trong cuộc sống không thể sở hữu một tài năng nào cụ thể, đó có thể là do bản thân họ không có khả năng trong việc tiếp thu, cũng có thể là do điều kiện ,hoàn cảnh không cho phép họ được rèn luyện để có được năng lực. Vậy nên, để khắc phục được nhược điểm ấy, con người cần biết lấy sự chăm chỉ, nỗ lực, quyết tâm của bản thân để bù lại những gì mà mình còn thiếu sót.

      Nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng nói, “Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm 1%, 99% còn lại là lao động cực nhọc” . Khi ta biết chăm chỉ thực hiện một điều gì đó, nỗ lực của ta sẽ luôn được công nhận và đền đáp xứng đáng. vfo.vn Một người nếu có sự thông minh, hiểu biết sâu rộng nhưng lại lười biếng, không biết nỗ lực trong mọi hoàn cảnh thì cũng sẽ dễ dàng gặp thất bại, Không một điều gì tự nhiên đến khi ta không bỏ ra công sức để có được nó. Sự chăm chỉ sẽ giúp ta quyết tâm vượt qua mọi khó khăn cho dù thử thách ấy có khắc nghiệt đến đâu, chỉ cần bạn có niềm tin, có sự nỗ lực, thì dù xuất phát điểm có là khác nhau, nhưng cái người ta nhìn nhận là bạn có đến đích hay không mà thôi. Giống như câu chuyện về con Rùa và con Thỏ trong một cuộc chạy thi, tuy con Thỏ hơn hẳn con Rùa về khả năng thế nhưng vì chủ quan, lười biếng, chính con Rùa đã là người chiến thắng trong cuộc đua.

      Tất nhiên, một con người muốn đạt được thành công thật sự phải là một con người biết tích hợp cả sự cần cù và thông minh. Không nên ỷ lại vào chính tài năng mà mình đang có để rồi lười biếng, không chăm chỉ đi tìm kiếm cơ hội, vì “Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” . Ngược lại, chăm chỉ không chỉ thể hiện qua quyết tâm đi đến chặng đường cuối cùng mà con người ta cũng cần phải không ngừng biết trau dồi thêm tri thức cho chính bản thân mình. Cần phải hiểu rằng, cần cù chỉ bù thông minh chứ không phải vùi dập nó, vậy nên dù là sự chăm chỉ hay tài năng thì cũng đều cần thiết trong cuộc sống hôm nay.

       Câu thành ngữ “Cần cù bù thông minh” đã được ông cha ta đúc rút và gửi gắm một bài học sống thật sâu sắc biết bao. Đây là một cẩm nang sống vô cùng cần thiết đối với mỗi người , đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc tìm kiếm con đường đi tương lai của chính mình.

Cần cù bù thông minh - Bài mẫu 2

       Có lẽ chúng ta chẳng còn xa lạ gì với câu chuyện Rùa và thỏ , một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng. Qua câu chuyện, chúng ta học được một điều quý giá rằng sự cần cù chăm chỉ có thể là cách thức làm việc hiệu quả hơn sự nhanh nhẹn mà chủ quan. Không phải trong cuộc sống này, ai cũng thông minh. Một số người khác tuy không có sự thông minh, nhưng vẫn thành công trong cuộc sống chính vì họ biết cần cù bù thông minh .

Cần cù bù siêng năng nghĩa là gì?

      Thế câu nói cần cù bù thông minh nghĩa là thế nào? Cần cù chính là sự chăm chỉ kiên nhẫn làm việc một cách thường xuyên. Một người cần cù sẽ luôn cố gắng làm cho mọi việc hoàn tất dù có khó khăn và tốn thời gian biết bao nhiêu. Họ chịu khó cần mẫn tìm hiểu một vấn đề cho đến khi hiểu rõ nó. Thông minh chính là sự nhanh nhạy của trí não, sự hiểu biết nhanh chóng một vấn đề khi tiếp xúc. Người thông minh thường vượt trội hơn những người khác trong nhiều lĩnh vực. Cần cù bù thông minh” nghĩa là một người mà biết cần cù, siêng năng, chăm chỉ thì sẽ chẳng thua gì những người vốn sẵn thong minh.

     Câu nói trên đã nêu lên được một sự thật trong cuộc sống và như trở thành một chân lý. Sự bền bỉ, tính kiên trì cũng đóng vai trò quan trọng không kém năng khiếu hay sự thông minh. Không phải trong cuộc sống này, người nào cũng thông minh cả, thay vào đó một số người lại có được tính cần cù. Những người biết sử dụng tính cần cù của mình sẽ có thể bù đắp cho tính thông minh của mình, mà vẫn có thể vượt trội hơn bao người khác. Không thông minh không có nghĩa là vô dụng vì thực tế, năng lực tư duy không phải tự nhiên mà có, mà là phải qua một quá trình luyện tập. Trí thông minh chỉ đóng góp một phần nhỏ trong việc đó, giống như nhà phát minh nổi tiếng Ê-đi-xơn đã nói Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm 1% còn 99% là lao động cực nhọc”. Cuộc sống ngày nay yêu cầu sự cẩn thận và kiên trì khi làm mọi việc, khi đó những người mà đã quen với tính cần cù thì sẽ dễ dàng thích nghi, trong khi một số người thông minh lại gặp vấn đề trong việc kiên nhẫn làm việc. Trong cuộc sống này không ít những người nổi tiếng từng bị xem là ngu”, tuy nhiên nhờ có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, họ đã đạt được thành công, điển hình như Albert Einstein, cho đến lúc 4 tuổi vẫn chưa biết nói và đến lúc 7 tuổi vẫn không biết đọc. Thầy giáo nhận xét rằng ông kém trí, khó gần, luôn luôn sống trong trạng thái lơ lửng với những giấc mơ thiếu thực tế. Ông bị đuổi khỏi trường Đại học Bách khoa Zurich. Mặc cho cuộc sống có nghiệt ngã đến mấy, ông vẫn cố gắng vươn lên và rồi trở thành một trong những nhà vật lý học nổi tiếng của lịch sử nhân loại.

     Cần cù bù thông minh”, thế nhưng nói như thế không có nghĩa rằng ai cũng có thể cần cù. Đó là tổng hợp của một phần bản thân và sự bền bỉ, kiên trì, say mê làm việc. Thế nên một số người có cố gắng, nhưng vẫn không đạt được thành công do bản thân lười biếng hoặc nỗ lực không đúng cách. Khi luyện tập, thất bại là điều thường gặp, nhưng vấn đề là liệu chúng ta có đủ nghị lực để đứng dậy hay không, điều đó mới quan trọng Cần cù đây không có nghĩa rằng gặp cái gì cũng cố gắng làm cho bằng được. Chúng ta cần cù làm việc là một việc tốt, nhưng nếu chúng ta không có kiến thức về việc đó, chúng ta có thễ trở thành kẻ phá hoại, vấn đề là chúng ta làm việc gì cũng phải suy nghĩ, tính toán trước khi làm. Trong xã hội, ngoài những người cần cù vươn lên, vẫn có không ít người buông xuôi tất cả. Họ cho rằng mình kém thông minh hơn người ta và tự xem mình như kẻ vô dụng. Từ những suy nghĩ đó, họ mới bắt đầu hình thành những hành động tiêu cực, buông xuôi và rồi trở thành gánh nặng cho xã hội.”Trên bước đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng”, vì vậy những người như thế sẽ khó tồn tại trong cuộc sống. Ngược lại với những người bi quan, lại có vài người lại quá tự tin vào bản thân. Họ cứ ngỡ mình thông minh hơn người khác nên chẳng bao giờ cố gắng, chẳng bao giờ nhìn lại bản thân và xem mình đã trở nên thảm hại đến mức nào.

      Bản thân là học sinh, chúng ta phải biết được bản chất, thực lực của mình để rồi qua đó, phấn đấu một cách đúng đắn để cái thiện bản thân. Trong trường học, chúng ta phải tập chăm chỉ làm bài, học bài đầy đủ, nếu gặp một vấn đề khó, đừng bao giờ nản long mà phải tìm cách giải cho ra bài tập, cũng như lúc ở nhà, ta phải tập làm từ những việc lặt vặt cho đến việc lớn. Mỗi lần chúng ta hoàn tất được một việc cũng đồng thời là mỗi lần chúng ta rèn được tính cần cù của mình.

      Qua thời gian và những kinh nghiệm trong cuộc sống, chúng ta thấy rằng cuộc sống không bao giờ dừng lại, cũng như con người phải không ngừng phấn đấu, và sự cần cù trở thành một trong những đức tính không thể thiếu của con người. Cần cù không chỉ có nghĩa miệt mài làm việc, mà còn có ý nghĩa vươn lên, cải thiện bản thân, không tự mãn với những gì mình đang có. Chúng ta phải cố gắng để sự cần cù có thể bù cho trí thông minh của chúng ta.

Cần cù bù thông minh - Bài mẫu 3

        Trí thông minh là điều cần thiết để có  được sự thành công trong cuộc sống nhưng bạn nên biết rằng không phải bất cứ ai sinh ra cũng đều thông minh được vì đó là phú trời cho. Chính vì thế những người không được phú ấy ban tặng thì phải trải qua một quá trình rèn luyện và họ đã mở được cánh cửa thành công giành cho mình. Đó là sự cần cù ,chăm chỉ đúng như câu nói của ông cha ta :cần cù bù thông minh.

      Trước hết chúng ta cần hiểu rõ được đức tính cần cù là một đức tính như thế nào? đó là một phẩm chất tốt đẹp của con người thể hiện ở sự chăm chỉ siêng năng học hỏi và rèn luyện trong công việc cũng như trong học tập . Còn thông minh là sự nhanh nhẹn và nhạy bén tiếp thu công việc và trong học tập.

     Những người thông minh thường đạt được kết quả cao trong học tập và tạo ra sự hiệu quả ở trong công việc .Khi sinh ra ai cũng mong muốn bản thân được thông minh nhanh nhẹn để có thể xử lí được công việc môt cách hiệu quả nhất nhưng mà không phải ai cũng có được những điều mà mình mong muốn .Có những người khi được sinh ra thì bản chất đã là thiên tài nhưng cũng có người bình thường hoặc hơn nữa là kém thông minh. Nhưng điều đáng nói và đáng khen ở đây đó chính là họ không vì thế mà nản chí, họ kiên trì siêng năng để cố gắng vươn lên trong học tập, trong công việc để đạt được hiệu quả cao.

     Nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng khẳng định: “Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm 1%, 99% còn lại là lao động cực nhọc”. Chính vì vậy cho nên nếu những người thông minh không chịu tích lũy kiến thức cho bản thân thì sự thông minh đó dần cũng hao mòn đi, vì cái gì cũng vậy,nếu như không được rèn luyện thường xuyên thì rất dễ biến mất và không thể mở được cánh cửa thành công còn ngược lại đối với những người không được thông minh nếu như tích lũy kiến thức thì dần dần mọi sự sẽ được đền đáp một cách xứng đáng nhất.

      “Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Câu nói này được xem như là một chân lí vậy, nếu như muốn thành công thì ngoài sự thông minh ra thì còn có siêng năng chăm chỉ. Nếu như cho rằng chỉ thông minh thôi thì không đủ, phải có điều kiện cần và đủ thì mới có thể dẫn tới cái đích của sự thành công đó. Nếu như có cần mà không có đủ thì họ thất bại là điều đương nhiên.

      Có một số câu hỏi đặt ra tại sao có một số người siêng năng chăm chỉ nhưng lại không có sự thành công . Nguyên nhân đó là gì và nằm ở đâu? Đó là bởi sự chăm chỉ và siêng năng của họ không đúng cách , thậm chí còn sai cả về mặt phương pháp,mọi vấn đề không được hiểu sâu và tường tận thì thành công sẽ khó mà đến được.

     Có thể nói chăm chỉ một cách mù quáng như một đứa trẻ đọc một bảng chữ cái nhưng ngày qua ngày nó chỉ đọc được mà không biết cách ghép lại với nhau . Và chính chăm chỉ cũng vậy, nếu như chúng ta chỉ có sự hời hợt và chỉ là bỏ bọc không hiểu được tường tận vấn đề thì vẫn không thể thành công. Vẫn biết rằng nhiều khi thất bại là hiển nhiên nhưng chúng ta phải biết làm thế nào để đứng dậy sau những lần vấp ngã đó.

     Có một số bạn khi đi học có học lực rất bình thường nhưng mà các bạn ấy vẫn thi đỗ được vào các trường đại học có tiếng trên cả nước, nhiều người nói rằng đó là sự may mắn nhưng đó là nhờ sự chăm chỉ tôi luyện mà có được.

     Đúng như vậy, chăm chỉ là công việc mình đam mê kết hợp với việc chúng ta phát huy được tinh thần sáng tạo như thế nào vào công việc đó thì sẽ gặp được những điều tốt đẹp.

     Như vậy chúng ta thấy được rằng đức tính cần cù và siêng năng là một phẩm chất tốt đẹp mà bản thân mỗi chúng ta phải phát huy hết. Chính điều này giúp cho chúng ta vượt qua được sự rào cản về vấn đề kém thông minh để đi tới thành công nhất định và những điều tốt đẹp đang chờ đón phía trước.

icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022