logo

Cảm thụ văn học lớp 5 bài Bóng mây

Câu trả lời chính xác nhất: Cảm thụ văn học lớp 5 bài bóng mây là Đọc bài thơ Bóng mây, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng.Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Cảm thụ văn học lớp 5 bài bóng mây và  một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới cảm thụ văn học, Toploigiai đã mang tới bài tìm hiểu sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Thế nào là cảm thụ văn học?

Cảm thụ văn học lớp 5 bài bóng mây

Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn , đoạn thơ…thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ). Như vậy, cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ… ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc…Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sư say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học; nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học.

>>> Tham khảo: Cảm thụ văn học lớp 5 bài chú đi tuần


2. Kĩ năng viết một đoạn văn cảm thụ văn học

Để làm được một bài tập về cảm thụ văn học đạt kết quả tốt, các em cần thực hiện đầy đủ các bước sau:

* Bước 1: Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (yêu cầu phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì?...)

* Bước 2: Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu trong đề bài

- Đọc : Đọc diễn cảm, đúng ngữ điệu (có thể đọc thành tiếng hoặc đọc thầm). Việc đọc đúng, đọc diễn cảm sẽ giúp mạch thơ, mạch văn thấm vào tâm hồn các em một cách tự nhiên, gây cho các em những cảm xúc, ấn tượng trước những tín hiệu nghệ thuật xuất hiện trong đoạn văn, đoạn thơ.

- Tìm hiểu: Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập như cách dùng từ, đặt câu, cách dùng hình ảnh, chi tiết, cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hoá,...cùng với những cảm nhận ban đầu qua cách đọc sẽ giúp các em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ, sâu sắc toát ra từ câu thơ (câu văn).

* Bước 3: Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 7- 9 dòng) hướng vào yêu cầu của đề bài. Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài: cuối cùng, có thể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ.

Ta có thể trình bày đoạn Cảm thụ văn học theo 2 cách sau:

- Cách 1: Ta mở đầu bằng một câu khái quát (như nêu ý chính của một đoạn thơ (đoạn văn ) trong bài tập đọc. Những câu tiếp theo là những câu diễn giải nhằm làm sáng tỏ ý mà câu khái quát (câu mở đoạn) đã nêu ra. Trong quá trình diễn giải, ta kết hợp nêu các tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ (đoạn văn).

- Cách 2: Ta mở đầu bằng cách trả lời thẳng vào câu hỏi chính (Nêu các tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật góp phần nhiều nhất tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ (đoạn văn). Sau đó diễn giải cái hay, cái đẹp về nội dung. Cuối cùng kết thúc là một câu khái quát, tóm lại những điều đã diễn giải ở trên (như kiểu nêu ý chính của đoạn thơ (đoạn văn ) trong bài tập đọc.

Lưu ý: Đoạn văn cần được diễn đạt một cách trong sáng và bộc lộ cảm xúc; cần tránh hết mức mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; tránh diễn đạt dài dòng về nội dung đoạn thơ (đoạn văn).


3. Bài tập cảm thụ văn học lớp 5

a. Cảm thụ văn học lớp 5 bài Hạt gạo làng ta

Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy

Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?

Gợi ý:

Hạt gạo của làng quê ta đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách to lớn của thiên nhiên: nào là bão tháng bảy (thường là bão to), nào là mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôI của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: "Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy...". Hình ảnh đối lập của hai dòng tơ cuối ("Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy") gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì so sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm thương yêu mẹ biết bao nhiêu.

b. Cảm thụ văn học lớp 5 bài Bóng mây

Cảm thụ văn học lớp 5 bài bóng mây

Hôm nay trời nắng như nung

Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày

Ước gì em hóa đám mây

Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm

(Thanh Hào)

Đọc bài thơ trên, em thấy có những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ?

Bài làm:

       Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng.Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Cảm thụ văn học lớp 5 bài Bóng mây và một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới cảm thụ văn học lớp 5. Hi vọng với những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 24/09/2022 - Cập nhật : 24/09/2022