logo

Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào? | Câu 1 trang 151 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Tiếng gà trưa (soạn 2 cách)

Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?

Soạn cách 1

- Cảm hứng của bài thơ được khơi gợi từ tiếng gà cục tác buổi trưa. Đó là chặng đường hành quân của tác giả, khi đến một xóm nhỏ thì bắt gặp âm thanh quen thuộc “tiếng gà nhảy ổ” gợi cho tác giả những suy tưởng, hoài niệm về hình ảnh của người bà thân yêu ở quê, tảo tần yêu thương tác giả.

- Mạch cảm xúc của tác giả được diễn biến theo một tình tự tâm trạng rất hợp lí:

+ Tác giả nghe thấy tiếng gà trưa trên đường hành quân -> Tiếng gà ấy gợi nhớ cho tác giả về những hình ảnh của tuổi thơ về con gà mái tơ -> Hình ảnh của bà xuất hiện trong suy nghĩ của tác giả (hình ảnh bà chắt chiu từng chục trứng dành dụm lo cho cháu) -> Những kỉ niệm về tuổi thơ, hình ảnh của bà, tiếng gà cục tác đã in sâu vào tâm trí tác giả, đó cũng là niềm động lực lớn nhất cho tác giả trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.

Soạn cách 2

- Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ sự việc: người lính đi hành quân, trên đường đi bất chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ và nghĩ lại những kỷ niệm tuổi thơ

- Mạch cảm xúc trong bài diễn biến như sau:

+ Nghe tiếng gà nhảy ổ nghĩ về những kỷ niệm tuổi thơ

+ kỉ niệm gắn với bà và tiếng gà trưa:   

+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và kỉ niệm về tuỏi thơ   

+ Hình ảnh người bà với tình yêu thương sự quan tâm lo lắng chắt chiu dành cho cháu   

+ Ước mơ nhỏ bé có quần áo mới mặc Tết từ tiền bán gà- Tiếng gà trưa được nâng lên phát triển từ tình cảm với bà thành tình yêu quê hương đất nước

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021
/* */ /* */
/*
*/