logo

Cách viết nghị luận xã hội 200 chữ

Câu hỏi: Cách viết nghị luận xã hội 200 chữ

Lời giải: 

Cách viết bài nghị luận xã hội 200 chữ được thực hiện như sau: 

- Đọc kĩ đề là bước vô cùng quan trọng

Như các bạn đã biết thì đề bài nghị luận xã hội 200 chữ sẽ được lấy từ nội dung của bài độc hiểu. Thế nên việc đọc kĩ đoạn văn đọc hiểu cùng với đề bài là bước đầu tiên và cũng là bước tất yếu nếu muốn làm được bài. Và điều cõi lõi nhất của bước này đó chính là sau khi đọc xong bạn phải xác định được đề bài yêu cầu chúng ta viết bài văn nghị luận xã hội thuộc dạng tư tưởng đạo lý hay là hiện tượng đời sống để từ đó bắt đầu hình thành cách viết đoạn văn và các ý, các luận điểm cần có trong đoạn văn của bạn.

- Câu mở đoạn: 

Chỉ được dùng 01 câu (Câu tổng – chứa đựng thông tin của đề thi yêu cầu. Câu này mang tính khái quát cao).

Việc viết câu mở đoạn là điều vô cùng dễ dàng, bạn không cần phải quá cầu kì trong bước này mà chỉ cần ngắn gọn xúc tích và đầy đủ là bạn sẽ có một câu mở đoạn đạt yêu cầu. Hãy nhớ chỉ cần có đầy đủ câu mở đoạn, kết đoạn là bạn sẽ có 0.25 điểm mà chưa cần phải làm gì.

- Xây dựng phần thân của đoạn văn

Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản)

Bàn luận:

- Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ.

- Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng)

- Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình.

- Câu kết đoạn

Cũng giống như câu mở đoạn chỉ cần một câu mang tính khái quát lại vấn đề là đủ. Ngoài ra bạn cũng có thể viết kết đoạn thường kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi tiếng (Nếu được vậy, bài làm sẽ được giám khảo chú ý hơn khi chấm điểm)

[CHUẨN NHẤT] Cách viết nghị luận xã hội 200 chữ

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn: Cách viết nghị luận xã hội 200 chữ nhé: 


1. Một số lưu ý quan trọng khi làm văn nghị luận xã hội 200 chữ

- Điều này rất quan trọng đó là bạn phải nhớ kĩ đây là một đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ thế nên nhất định không được xuống dài phải viết liền nếu bạn không muốn mất 0.25 điểm hình thức

- Sẽ có 1 điểm hình thức và 1 điểm nội dung: Điểm hình thức gồm: đảm bảo cấu trúc đoạn văn 0.25, xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25, viết đúng cú pháp câu, chính tả 0.25, hành văn sáng tạo thể hiện suy nghĩ sâu sắc 0.25. Mình liệt kê điều này mong muốn bạn nhớ kĩ và đáp ứng đúng các yêu cầu để ít nhất lấy được 0.75 số điểm mà không cần làm bất cứ điều gì.

- Phần lấy dẫn chứng, bạn có thể lấy bất cứ dẫn chứng gì miễn là nó phải mang tính khát quát cao, có ý nghĩ và liên quan đến vấn đề nghị luận chứ đừng lấy những dẫn chứng chung chung như vậy bài văn sẽ không thuyết phục (một bài nghị luận xã hội 200 chữ chỉ cần 2 dẫn chững là đủ)

- Mình có thể chia số dòng của mỗi phần ra như sau:

+ Mở đoạn: 1 câu: tương ứng với 1 đến 2 dòng

+ Giải thích: 3 dòng (nếu cần thì giải thích không thì thôi nhé)

+ Bàn luận: 18 dòng – phần này quan trọng nhất.(phần dẫn chứng chiếm khoảng 4 dòng)

+ Mở rộng vấn đề – 3 dòng

+ Kết đoạn – 1 dòng


2. Cách làm nghị luận xã hội ở từng dạng đề cụ thể

Dạng 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

- Giải thích: từ ngữ, ý kiến

- Phân tích, chứng minh

+ Tại sao ý lại như vậy?

+ Dẫn chứng làm rõ.

- Bình luận

+ Bàn luận mở rộng, lật ngược vấn đề nghị luận.

+ Vấn đề đó đang diễn ra trong xã hội như thế nào?

- Bài học và liên hệ bản thân

+ Từ đó, rút ra bài học cho bản thân và mọi người.

+ Hành động thực tế.

+ Kết thúc vấn đề bằng câu thơ, châm ngôn, khẩu hiệu, danh ngôn tạo ấn tượng.

Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống 

- Dạng đề về hiện tượng tiêu cực 

+ Giải thích (nếu có)

+ Thực trạng: Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? 

+ Nguyễn nhân do đâu và hậu quả để lại ra sao? 

+ Giải pháp thiết thực và bài học 

+ Liên hệ bản thân 

- Dạng đề về hiện tượng tích cực

+ Giải thích (nếu có) 

+ Phân tích, chứng minh

+ Bình luận 

Dạng 3: Đọc hiểu tích hợp nghị luận về thông điệp, ý nghĩa rút ra, gợi ra trong phần đọc hiểu

- Nêu vấn đề, tóm tắc nội dung câu chuyện 

- Giải thích, phân tích, chứng minh

- Bình luận

- Bài học và liên hệ bản thân


3. Một số ví dụ minh họa 

Viết đoạn văn 200 chữ bàn về lòng vị tha trong cuộc sống.

Trong cuộc sống luôn có những điều mà ta chẳng bao giờ hài lòng, có những lời nói khiến ta bị tổn thương, có những cách đối xử làm ta buồn rười rượi... Nhưng điều quan trọng là sau tất cả những điều đó, ta vẫn có lòng vị tha. Ngạn ngữ có câu: "Hãy tha thứ và hãy quên!", nhưng phần lớn chúng ta thường cảm thấy quên dễ hơn nhiều so với việc tha thứ cho một người nào đó đã làm ta đau lòng, việc tha thứ đòi hỏi một người phải có tấm lòng nhân hậu sâu sắc, biết yêu thương mọi người và bỏ qua tất cả tội lỗi mà họ đã làm. Nhưng so với thực tế,chẳng mấy ai có thể làm được như vậy. Song nếu nhìn lại, việc tha thứ cho một người nào đó có thể khiến ta cảm thấy thật sự thanh thản, nhẹ nhõm. Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, ta sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ. Tha thứ được thể hiện qua nhiều hành động trong cuộc sống hằng ngày, vui vẻ nở nụ cười khi có ai đó vô tình giẫm phải chân mình, hay chẳng chấp người bạn ngồi cùng bàn hay có tính mượn đồ của mình trong giờ học... Những việc làm đó sẽ khiến cho mình đáng yêu hơn trong mắt của mọi người. Vì vậy, hãy học cách sống mà có lòng vị tha vì nó là đức tính quý báu của mỗi con người chúng ta.

icon-date
Xuất bản : 14/07/2021 - Cập nhật : 14/07/2021