logo

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo


1. Trích dẫn tài liệu tham khảo là gì?

Viết học thuật không chỉ dựa trên ý tưởng và kinh nghiệm của một tác giả. Nó cũng sử dụng các ý tưởng và nghiên cứu của các nguồn khác: sách, bài báo, trang web, v.v. Các nguồn khác này có thể được sử dụng để hỗ trợ các ý tưởng của tác giả hoặc tác giả có thể đang thảo luận, phân tích hoặc phê bình các nguồn khác.

Khi bạn đang viết một bài viết học thuật và sử dụng từ ngữ hoặc ý tưởng của một người khác, việc bạn cần làm là đưa thông tin đó vào danh sách tài liệu trích dẫn. Bao gồm thông tin chi tiết về tất cả các nguồn được tư vấn, cả trong văn bản của bạn (trích dẫn trong văn bản) và khi kết thúc công việc của bạn (danh sách tham khảo hoặc thư mục). Nói một cách dễ hiểu, cách ghi tài liệu tham khảo là hình thức tổng hợp, xác định nơi mà bạn thu thập thông tin và ý tưởng cho các tác phẩm của bạn.


2. Tầm quan trọng của trích dẫn tài liệu tham khảo

- Là rất quan trọng để nghiên cứu thành công.

- Giúp người đọc dễ dàng tìm thấy nguồn của tài liệu được trích dẫn nếu họ muốn.

- Cải thiện kỹ năng viết của bạn

- Một bài viết được lập luận chặt chẽ với nhiều kiến thức bổ trợ được trích dẫn từ các nguồn uy tín sẽ tăng thêm tính xác thực cho lập luận của bạn.

- Cho thấy rằng bạn đã thực sự dày công nghiên cứu rộng rãi lĩnh vực liên quan của đề tài.

- Thực tế nhất, nó có thể giúp bạn đạt điểm cao hơn.

- Cuối cùng, rất quan trọng, việc trích dẫn tài liệu tham khảo một cách chính xác, đúng nguyên tắc sẽ giúp bài luận của bạn tránh khỏi các vấn đề liên quan đến đạo văn.


3. Các hình thức và nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo

3.1. Hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo

– Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn. “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông. Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và đơn điệu.

– Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc.

– Trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết muốn trích dẫn một thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua một tài liệu của tác giả B. Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê tài liệu trích dẫn của tác giả A trong danh mục tài liệu tham khảo. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.

3.2. Một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu tham khảo

– Tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn và sử dụng trong các phần đặt vấn đề, tổng quan, phương pháp nghiên cứu, bàn luận. Phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, kiến nghị không sử dụng tài liệu tham khảo.

– Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo.

– Việc trích dẫn là theo thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, 314-315]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và theo thứ tự tăng dần, cách nhau bằng dấu phảy và không có khoảng trắng, Ví dụ [19],[25],[41].

– Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận án không được duyệt để bảo vệ.

– Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin trích dẫn.

– Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.

– Tài liệu được liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết.

– Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc. Chỉ trích dẫn khi người viết phải có tài liệu đó trong tay và đã đọc tài liệu đó. Không nên trích dẫn những chi tiết nhỏ, ý kiến cá nhân, kinh nghiệm chủ quan, những kiến thức đã trở nên phổ thông.

– Khi một thông tin có nhiều người nói đến thì nên trích dẫn những nghiên cứu/ bài báo/ tác giả có tiếng trong chuyên ngành.


4. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo loại hình tài liệu: 

- Đối với tài liệu tham khảo là sách: Tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách in nghiêng, nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

Ví dụ: Trần Thừa (1999). Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

- Tài liệu tham khảo là một chương trong sách: Tên của tác giả chương; (năm xuất bản). Tên chương, Tên sách in nghiêng, lần xuất bản, nhà xuất bản; Nơi xuất bản. 

- Tài liệu tham khảo là bài báo trên tạp chí khoa học: Tên tác giả (năm xuất bản) tên bài báo. Tên tạp chí in nghiêng, tập, số trang, doi (nếu có). 

Ví dụ: Stultz, J. (2006). Kết hợp liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp phân tích trong điều trị chấn thương. American Journal of Orthopsychiatry, 76(4), 482-488. doi: 10.1037/002-9432.76.4.482

- Là  luận văn, luận án: Tên tác giả (năm xuất bản). Tên đề tài in nghiêng, bậc học, tên của cơ sở đào tạo. 

Ví dụ: Trí, N. C. (2011). Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.

- Đối với tài liệu tham khảo là một bài viết báo chí: Tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tờ báo in nghiêng, trang số.

Ví dụ: Walker, R. (1990, ngày 16 tháng 4). Giao thoa văn hóa. Người nghe, 126.

- Tài liệu từ internet (hạn chế sử dụng loại trích dẫn này): Tên tác giả (nếu không có thay thế bằng tên tài liệu (năm). Tên tài liệu tham khảo, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu >, thời gian trích dẫn. 

Lưu ý trong trích dẫn tài liệu tham khảo

- Nguyên tắc ghi tên tác giả trong trích dẫn tài liệu tham khảo kiểu APA:

+ Đối với tác giả là người nước ngoài: Họ và viết hoa các chữ cái đầu trong phần tên, kết nối với nhau bởi dấu chấm. Ví dụ: Lenin, V.I.

+ Còn đối với Tiếng Việt, chúng ta sẽ viết tắt Họ, tên đệm. Ví dụ: N. Q. T. Tiến.

- Nguyên tắc sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo:

+ Tài liệu được sắp xếp theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả.

+ Trong trường hợp tên giống nhau, ta sẽ xét đến chữ cái tiếp theo trong phần tên.

+ Nếu cùng tác giả, sắp xếp theo năm.


5. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn

Có 3 cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn: Trích dẫn trực tiếp, trích dẫn gián tiếp và trích dẫn thứ cấp.

- Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn. Đó có thể một câu nói, đoạn văn, các biểu hình vẽ, biểu tượng. Tài liệu được trích cần để trong dấu ngoặc kép và số tài liệu tham khảo để trong dấu ngoặc vuông.

- Trích dẫn gián tiếp là thuật lại thông tin bằng lời văn của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần giữ được nét sinh động cũng như nội dung nguyên thủy của phần tài liệu tham khảo. Điều quan trọng hơn cả là bạn cần đảm bảo ý nghĩa nội dung như bản gốc.

- Trích dẫn thứ cấp là việc trích dẫn thông tin của người này qua việc thuật lại của người khác. Ví dụ như bạn không tìm thấy nguồn gốc của tài liệu, nhưng tài liệu đã được thuật lại qua lời kể của tác giả kia thì bạn có thể dẫn rằng: Theo lời của tác giả kia,...

Để đánh giá 3 cách trích dẫn, cách trích dẫn gián tiếp được đánh giá cao nhất. Cách trích dẫn này mang tính chuyên nghiệp cao và bạn có thể phô bày được khả năng viết lách, biến tấu của mình nhưng trên cơ sở vẫn giữ nguyên nội dung cũ.

Ngoài ra, cách trích dẫn trực tiếp thì không được đánh giá cao vì bài làm của bạn sẽ trở nên tẻ nhạt. Cách trích dẫn thứ cấp lại càng cần hạn chế sử dụng hơn nữa vì một tác phẩm luận văn cần đảm bảo độ chân thực, tính chính xác và tính chuyên nghiệp.

Cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn

Sắp xếp tài liệu tham khảo sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp của bài luận văn. Tùy theo từng loại tài liệu sẽ có sự sắp xếp phù hợp. Đó là các loại tài liệu tham khảo là sách, báo chí, internet, khóa luận. Hãy tuân theo trật tự sắp xếp như sau:

Tài liệu tham khảo là sách:

Tên của tác giả hoặc nơi phát hành, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (viết in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên sách), lần xuất bản (lần xuất bản thứ hai trở đi mới ghi), nhà xuất bản (có dấu phẩy cuối tên), nơi xuất bản (Tên thành phố, có dấu chấm cuối tên).

Tài liệu tham khảo là tạp chí, bài báo:

Nếu là tạp chí nước ngoài thì tuân theo cấu trúc sau: Họ, tên gọi và tên đệm (viết tắt)

Nếu là tạp chí trong nước thì viết đầy đủ họ tên như bình thường.

Sau đó, lắp ghép 1 trong 2 với cấu trúc sau: Năm xuất bản (trong ngoặc đơn). Tên bài báo. Tên tạp chí (viết in nghiêng), tập (không có dấu ngăn cách và là số), các số trang.

Ngoài ra, có nhiều tác giả cùng một lúc, hãy liệt kê tên theo hướng dẫn trên, ngăn cách các tên bằng dấu phẩy và viết chữ “và cộng sự”. Trường hợp có 2,3 tên thì chỉ cần ngăn cách bằng dấu phẩy.

Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet:

Trên thực tế, bài luận của bạn sẽ không được đánh giá cao khi các tài liệu tham khảo của bạn lấy từ nguồn Internet bởi ở đó chứa rất nhiều những thông tin gây nhiễu.

Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể sắp xếp bằng cách sau:

Tên tác giả, năm. Tên tài liệu tham khảo, thời gian trích dẫn.

Tài liệu tham khảo từ các nguồn khóa luận, bài luận khác

Tên tác giả, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên đề tài luận văn (in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên), bậc học, tên cơ sở đào tạo.

Như vậy, trên đây là hướng dẫn đầy đủ các cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn và cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn.


6. Ví dụ về cách trích dẫn trang tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Cục quản lý cạnh tranh (2011), Báo cáo hoạt động thường niên Cục Quản lý cạnh tranh, Hà Nội.

2. Phạm Thị Thu Hà (2014). Giáo trình Quản lý dự án, NXB Bách khoa, Hà Nội.

3. Nguyễn Danh Nguyên, Phạm Thị Thanh Hồng (2016). “Mô hình sản xuất hiệu suất cao: Đặc điểm và vai trò đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung”, Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 75, 73-79, ISSN: 1859-039X.

Tiếng Anh

1. Pham Thi Thanh Hong and Dinh Kim Quynh Diep, (2016). “The Influence of Branding Management on Business Performance: An Empirical Evidence from Vietnamese Food and Beverage Industry”, International Journal of Business Administration, ISSN: 1923-4007, 3(7), 36-43, doi:10.5430/ijba.v3n7p.

2. Trinh Thu Thuy, Pham Thi Thanh Hong, and Mai Fujita (2016). “Supporting Industries in Vietnam: Situation and Determinants”, Proceedings of International Conference on Emerging Challenges: Partnership Enhancement, ISBN: 978-604-93-8961-0, 3-16.


7. Lưu ý trong trích dẫn tài liệu tham khảo

- Nguyên tắc: Nhất quán – đầy đủ.

- Thông tin cơ bản trong bài viết bao gồm Họ tác giả (năm sáng tác).

- Thông tin cơ bản trong danh mục tài liệu tham khảo bao gồm: Họ tác giả và chữ cái đầu tiên của tên và tên đệm. (Năm xuất bản). Tên tài liệu. Nơi xuất bản và Nhà xuất bản.

- Tác giả là người Việt Nam thì viết đầy đủ cả họ và tên trong trích dẫn trong bài và danh mục tài liệu tham khảo.

- Tác giả là người nước ngoài chỉ viết họ trong bài viết + Họ và chữ cái viết tắt của tên và tên đệm trong tài liệu tham khảo.

- Không trích dẫn học hàm, học vị hay cơ quan công tác của tác giả.

- Từ 3 tác giả trở lên, trong bài viết có thể trích dẫn là A và cộng sự (2012), A et.al (2012) trong tài liệu tham khảo trích dẫn đủ các tác giả.

- Nguồn không rõ năm sáng tác, ghi Chu Khánh Lân (n.d), nguồn không rõ tên tác giả, ghi tạp chi đăng tải, vd: Financial times (2017).

- Sắp xếp các tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo theo Alphabet

- Nhiều công trình chung 1 tác giả và năm xuất bản: Thêm chữ a, b, c... vào sau năm xuất bản, sắp xếp alphabet theo tên công trình, VD: Chu Khánh Lân (2012b) nghi ngờ ...

icon-date
Xuất bản : 02/10/2021 - Cập nhật : 24/05/2023