logo

Cách tính dòng điện 1 pha

Câu trả lời chính xác nhất: Cách tính dòng điện 1 pha: Dòng điện 1 pha có các đại lượng tiêu biểu như: cường độ dòng điện, điện áp. Cách tính dòng điện 1 pha không đổi là: 

I = Q/T

Tại đó: 

+ I là cường độ dòng điện 1 pha, đơn vị là A (ampe), mỗi 1 ampe sẽ tương ứng các dòng chuyển động của 6,24150948.

+ Q là điện lượng đi qua tiết diện dây dẫn.

+ T là thời gian điện lượng di chuyển qua.

Để hiểu rõ cách tính dòng điện 1 pha, trước tiên ta cần tìm hiểu về dòng điện 1 pha là gì? Cùng Toploigiai tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!


1. Dòng điện 1 pha là gì?

Điện một pha được hiểu là dòng điện được lấy ra từ 1 pha của điện 3 pha và được sử dụng để cung cấp điện năng cho các thiết bị điện có công suất nhỏ, trong đó việc hao tốn điện năng là rất ít. 

Trong mạch điện 1 pha sẽ gồm 2 dây dẫn: 1 dây lạnh và 1 dây nóng.  Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn của dòng điện 1 pha có sự khác nhau tùy theo khu vực. Điều này được thể hiện rất rõ qua hiệu điện thế xoay chiều 1 pha ở từng nước trên thế giới. Cụ thể như sau:

+ Ở nước ta hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn của dòng điện xoay chiều 1 pha là 220V.

+ Ở các nước như Nhật Bản, Đài Loan…có mức hiệu điện thế thấp hơn 220V là 100V.

Dòng điện 1 pha là dòng điện xoay chiều có công suất nhỏ nên thường không thể truyền đi xa. Do đó, nguồn điện này thích hợp nhất khi được sử dụng trong sinh hoạt ở các hộ gia đình.

Trong hệ thống điện 1 pha đơn sẽ có một dây trung tính và một dây pha có dòng điện chạy qua. Những thay đổi theo chu kỳ về độ lớn và hướng thường làm thay đổi dòng chảy trong dòng điện và điện áp khoảng 60 lần/giây và việc này tùy thuộc vào nhu cầu của từng hệ thống.


2. Đặc điểm, ưu điểm của dòng điện 1 pha

* Đặc điểm nổi bật của dòng điện 1 pha là:

- Độ lớn cường độ dòng điện 1 pha có thể tăng hoặc giảm theo chiều dài dòng điện dịch chuyển. Cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với chiều dài dây dẫn.

- Chiều của dòng điện 1 pha có hướng chuyển dịch từ dương sang âm.

- Cường độ dòng điện 1 pha xác định được thông qua ampe kế và đồng hồ vạn năng hay các thiết bị đo lường điện khác.

- Dòng điện 1 pha thường được tạo ra từ pin hay hệ thống thiết bị cấp năng lượng mặt trời.

* Ưu điểm của điện 1 pha:

- Chi phí thiết kế thấp.

- Dòng điện 1 pha sử dụng hiệu quả nhất với các thiết bị có công suất nhỏ hơn 1000 Watt

- Thiết kế mạch điện 1 pha thường đơn giản hơn mạch 3 pha.

[CHUẨN NHẤT] Cách tính dòng điện 1 pha

3. Cách tính dòng điện 1 pha

a. Cường độ dòng điện 1 pha

Dòng điện 1 pha có các đại lượng tiêu biểu như: cường độ dòng điện, điện áp. Công thức tính dòng điện 1 pha không đổi là: 

I = Q/T

Tại đó: 

+ I là cường độ dòng điện 1 pha, đơn vị là A (ampe), mỗi 1 ampe sẽ tương ứng các dòng chuyển động của 6,24150948.

+ Q là điện lượng đi qua tiết diện dây dẫn.

+ T là thời gian điện lượng di chuyển qua.

b. Công thức tính công suất điện 1 pha

Dòng điện 1 pha có công thức tính công suất khá đơn giản bạn có thể tự tính được chỉ với những công thức đơn giản.

Công suất điện 1 pha: P = A/t hoặc P = U.I

Trong đó:

+ P: là công suất của mạch điện (W)

+ A: là điện năng tiêu thụ của dòng điện đi qua mạch đó (J)

+ t: là thời gian mạch điện sử dụng điện (h)

+ U: là hiệu điện thể sử dụng (V)

+ I: là cường độ dòng điện đi qua mạch (A)


4. Cách phân biệt điện 1 pha và 3 pha

Chúng ta có thể không cần biết qua nhiều kiến thức khi muốn xác định đâu là nguồn 1 pha và 3 pha. Một mẹo để các bạn có thể phân biệt dù không biết quá nhiều đó là nhìn vào số dây và loại day nguồn điện sử dụng. Cụ thể như sau:

+ Mạng điện 1 pha: là dòng điện có 2 dây nóng và 1 dây lạnh.

+ Mạng điện 3 pha: thì có tới 4 dây; bao gồm 3 dây nóng và 1 dây lạnh.

Hiện tại trên thực tế hiện nay chúng ta sẽ có 2 loại điện 3 pha khác nhau ở số dây sử dụng đó là:

+ Lưới điện 3 pha – 3 dây: dùng để truyền tải không cần dây trung tính điện áp trong khoảng (15Kv – …..), dùng khi tải không cần điện áp pha( chỉ tạo được 1 cấp điện áp) ưu điểm về mặt kinh tế, tiết kiệm dây. Bạn có thể hiểu nôm na như thế này : đặt ra tình huống 1 dây dẫn bị đứt, rơi xuống đất (chạm đất) thì 2 pha còn lại vẫn hoạt động bình thường nhưng điện áp không còn ở giá trị Udm nữa rồi. Khi có người chạm vào dây bị đứt thì sẽ bị tai nạn điện

+ Lưới điện 3 pha – 4 dây: sử dụng cho mạng hạ thế cấp trực tiếp tới thiết bị nên có dây trung tính, tạo được 2 cấp điện áp dây và pha, nhược điểm là tốn dây. ngược lại với điện 3 pha 3 dây, khi có 01 dây chạm đất thì rơ-le đầu nguồn sẽ tác động cắt hết 3 pha.

>>> Xem thêm: Vẽ sơ đồ nối dây của mạch điện 3 pha


5. Ứng dụng của dòng điện xoay chiều 1 pha

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên dòng điện xoay chiều một pha là dòng điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt của nước ta hiện nay. Bởi công suất nhỏ nên dòng điện này chỉ thích hợp sử dụng trong dân dụng chứ không phù hợp trong lĩnh vực công nghiệp.

Tương tự như dòng điện xoay chiều AC, dòng điện 1 pha được ứng dụng phổ biến trong nhiều hệ thống, thiết bị điện tử và lĩnh vực khác nhau. Các ứng dụng của dòng 1 pha có thể kể đến như:

+ Các thiết bị hoặc xe chạy bằng pin. Dòng điện cung cấp năng lượng cho thiết bị, động cơ 1 chiều hoạt động.

+ Dòng điện 1 pha sử dụng cho các thiết bị có điện áp thấp: hệ thống camera an ninh, hệ thống chiếu sáng khẩn cấp, thiết bị mạng truyền thông, mạng wifi,…

+ Các thiết bị điện tử, máy tính, PC đều sử dụng dòng điện 1 pha để vận hành.

+ Trong nhà máy điện mặt trời, năng lượng được tạo ra dưới dạng dòng điện 1 pha.

>>> Xem thêm: Cuộn dây dòng điện công tơ điện 1 pha có

---------------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn tìm ra cách tính dòng điện 1 pha. Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng kiến thức về điện 1 pha và phân biệt điện 1 pha và 3 pha. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 14/09/2022 - Cập nhật : 14/09/2022