logo

Cách rèn luyện tính trung thực

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Cách rèn luyện tính trung thực” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn GDCD 7.


Trả lời câu hỏi: Cách rèn luyện tính trung thực:

- Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt. Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.

- Với cha mẹ, thầy cô phải thật thà, ngay thẳng.

- Ra ngoài phải thật thà, trung thực.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về “Trung thực” dưới đây nhé.


Kiến thức tham khảo về tính Trung thực


1. Câu chuyện “Sự công minh, chính trực của một nhân tài”

Sự công minh, chính trực của một nhân tài

"Không một ai thời cổ có thể sánh bằng !" - Đó là lời khen và đánh giá của Mi-ken-lăng-giơ(*) đối với Bra-man-tơ, một kiến trưc sư nổi tiếng của Ý thời bấy giờ. Bra-man-tơ vốn không phải là người mà Mi-ken-lăng-giơ ưa thích, mà là một kình địch - người làm hại không ít đến sự nghiệp của ông. Bra-man-tơ, vì ngại danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ sẽ lừng lẫy, lấn át mình nếu ông hoàn thành được ngôi mộ cho Giáo hoàng Giuy-lơ II, nên đã tìm cách cản trở việc xây dựng ngôi mộ đó. Điều này đã làm Mi-ken-lăng-giơ vô cùng tức giận. Song, khi đãm nhận xây dựng nóc tròn của giáo đường Xanh Pi-e, cân nhắc xét duyệt các phương án xây dựng, Mi-ken-lăng-giơ đã công khai đánh giá rất cao Bra-man-tơ. Ông tuyên bố: "Với tư cách là nhà kiến trúc, Bra-man-tơ thực vĩ đại. Không một ai thời cổ có thể sánh bằng!".

Lời đánh giá trên biểu lộ tính cách trung thực, trọng chân lý và công minh của một nhân tài vĩ đại.

Chú thích: (*) Mi-ken-lăng-giơ(1475-1564): nhà thơ, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà kiến trúc danh tiếng của Ý thời Phục hưng.

a) Mi-ken-lăng-giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra-man-tơ, một người vốn kình địch với ông?

- Mi-Ken-Lăng Giơ có thái độ rất công minh và trung Thực đối với công trình kiến trúc của Bra-man-tơ

- Mi-ken-lăng-giơ vô cùng tức giận vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu, kình địch làm giảm danh tiếng và làm hại không ít đến sự nghiệp của ông.

- Nhưng Mi-ken-lăng-giơ vẫn công khai đánh giá rất cao Bra- man-tơ và khẳng định: “Với tư cách là nhà kiến trúc, Bra-man- tơ thực sự vĩ đại, không một ai thời cổ có thể sánh bằng”.

b) Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy ? Điều đó chúng tỏ ông là người như thế nào?

- Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phôi làm mất tính khách quan khi đánh giả sự việc.

- Mi-Ken-Lăng Giơ thái độ như vậy vì đó chính là Cảm nhận thực sự của ông đối với công trình Của Bra-man-tơ.

=> Ông là một người trung thực.

c) Em hiểu thế nào là trung thực?

- Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lí.

- Trung thực là sống ngay thẳng, thật thà, đối xử với mọi người nhân hậu, không lừa dối và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.


2. Nội dung bài học 

a. Khái niệm trung thực

- Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Cách rèn luyện tính trung thực

* Biểu hiện của tính trung thực:

- Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn...)

- Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi.

- Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai.

* Trái với trung thực: là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí.

b. Ý nghĩa của tính trung thực

- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá.

- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội được mọi người tin yêu, kính trọng.

- Trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi con người.

- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

c. Cách rèn luyện tính trung thực

- Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt. Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.

- Với cha mẹ, thầy cô phải thật thà, ngay thẳng.

- Ra ngoài phải thật thà, trung thực


3. Bài tập vận dụng 

Câu 1:

Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực? Giải thích vì sao?

(1) Làm hộ bài cho bạn ;

(2) Quay cóp trong giờ kiểm tra ;

(3) Nhận lỗi thay cho bạn ;

(4) Thẳng thắn phể bình khi bạn mắc khuyết điểm ;

(5) Dung cảm nhận lỗi của mình ;

(6) Nhặt được của rơi, đem trả lại người mất;

(7) Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.

Trả lời:

- Hành vi thể hiện tính trung thực:

+ Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm: Đây là tính trung thực bởi nếu mình muốn tốt cho bạn thì mình không nên bao che khuyết điểm của bạn, mà góp ý phê bình thẳng thắn với tinh thần xây dựng, mong bạn nhận ra khuyết điểm để tiến bộ.

+ Dũng cảm nhận lỗi của mình: Khi mình có lỗi thì mình can đảm nhận lỗi, có như vậy mình sẽ biết được mình sai ở đâu để sửa chữa lỗi lầm.

+ Nhận được của rơi, đem trả lại người mất: Của người khác đánh rơi thì mình không nền dành làm của riêng mình. Đó chính là sự thật thà không gian lận, không tham lam.

Câu 2:

- Thầy thuốc giấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc?

- Việc làm của Bác sĩ xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng mong muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực và hi vọng chiến thắng bệnh tật.

icon-date
Xuất bản : 06/04/2022 - Cập nhật : 28/10/2023