logo

Cách phân biệt dây trung tính trong mạch điện 3 pha 4 dây?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Cách phân biệt dây trung tính trong mạch điện 3 pha 4 dây?” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Công nghệ 12.


Cách phân biệt dây trung tính trong mạch điện 3 pha 4 dây?

* Dựa vào màu sắc:

+ Điện 3 pha:

- Pha A: Màu đỏ

- Pha B: Màu trắng

- Pha C: Màu xanh dương

- Dây trung tính: Màu đen

- Dây nối đất: Màu xanh lá sọc vàng

* Dựa vào kích thước: Dây trung tính có kích thước nhỏ hơn so với các dây pha.

* Sử dụng bút thử điện: Dây trung tính với mức điện áp bằng 0V hoặc thấp hơn nên bút thử điện không sáng.

Cách phân biệt dây trung tính trong mạch điện 3 pha 4 dây?

 


Kiến thức tham khảo  về dây trung tính

- Trên lý thuyết dây trung tính có cùng điện thế với đất và không gây điện giật như dây nóng. Nhiệm vụ của dây trung tính là giúp cân pha trong mạch điện 3 pha, và giúp kín mạch trong mạch điện 1 pha.

- Trên thực tế luôn nên thận trọng coi nó như dây nóng. Dây mát có thể có điện thế khác đất, và gây điện giật. Khi việc truyền tải điện không cân pha điện áp trên dây mát bằng 5% điện áp trên dây nóng.


1. Dây trung tính là gì

a. Khái niệm

- Dây trung tính ký hiệu là N, là dây không có điện và đã được nối đất tại nhà máy phát điện. Vì vậy dòng điện trên dây trung tính = 0, nếu chạm vào sẽ không bị điện giật. Ngược lại, sờ vào dây pha đang có điện có thể nguy hiểm tới tính mạng.

- Để đảm bảo an toàn, màu của dây trung tính sẽ khác so với màu của các dây pha. Theo tiêu chuẩn về điện và tiêu chuẩn Việt Nam, việc quy ước màu của các loại dây như sau:

– Trong mạch điện 1 pha

+ Dây trung tính được quy ước màu đen/ màu xanh hoặc màu trắng.

+ Dây nóng được quy ước màu đỏ

– Trong mạch điện 3 pha

+ Dây trung tính được quy ước màu đen

+ Dây pha A được quy ước màu đỏ

+ Dây pha B được quy ước màu trắng

+ Dây pha C được quy ước màu xanh dương

+ Dây nối đất được quy ước màu xanh lá sọc vàng.

- Bên cạnh đó, dây trung tính còn được nhận diện thông qua kích thước bởi nó thường được làm với tiết diện nhỏ hơn so với dây pha.

- Khi dùng bút thử điện để thử, dây trung tính không làm sáng bút thử điện vì nó có mức điện áp bằng 0V hoặc rất thấp. Trong khi đó, nếu thử bút thử điện với dây pha, bút thử điện sẽ sáng.

b. Công dụng của dây trung tính

- Dây trung tính có công dụng:

+ Trong mạch điện 3 pha thì dây trung tính có công dụng giữ ổn định điện áp, truyền tải nguồn điện đến các thiết bị điện. 

+ Chống nhiễu.

+ Giúp giảm điện áp khi thực hiện tiếp địa hay nối đất, ngăn cản, hạn chế rủi ro rò điện ra bên ngoài thiết bị.

+ Dây trung tính giúp tạo ra hai trị số điện áp khác nhau: Điện áp dây và điện áp pha giúp thuận tiện cho việc sử dụng các thiết bị điện. 


2. Dây pha là gì?

- Dây pha hay còn gọi là dây nóng, dây lửa mang dòng điện xoay chiều. Theo quy định của mỗi quốc gia, điện áp trong dây pha sẽ khác nhau. Ở Việt Nam, cấp điện áp tiêu chuẩn trong lưới điện dân dụng là 220V.

- Trong một số trường hợp, hai nguồn điện đều là dây nóng, hoặc từ hai pha của đường dây điện ba pha hoặc từ một máy biến áp một pha.

- Một số ổ cắm điện (đặc biệt là loại chỉ có 2 lỗ) không phân biệt được ngạnh nóng và ngạnh lạnh. Vì vậy, nó có thể được cắm vào thoải mái mà không cần lo lắng về cảm giác thông thường hay không.

- Video cách đấu nối 4 dây 3 pha dễ dàng – an toàn – hiệu quả


3. Dây nối đất

- Dây nối đất không phải là dây trung tính, đó là sai lầm của rất nhiều người. Sử dụng dây nối đất để đảm bảo an toàn. Nó mang dòng điện rò từ bề mặt tiêu thụ thiết bị điện xuống đất. Để tránh bị điện giật trực tiếp do chạm vào người sử dụng

- Nếu nó không được nối đất, người dùng tiếp xúc với vỏ kim loại có thể bị điện giật. Khi nối đất, dòng điện chạy qua dây nối đất xuống đất, không truyền vào người (có điện trở lớn hơn dây dẫn điện). Ngoài ra, nếu dòng rò lớn, tương đương với đoản mạch, cầu chì có thể tự ngắt, do đó sẽ ngăn ngừa được cháy nổ.

- Đối với các thiết bị điện như ổn áp, máy giặt, tủ lạnh… cần đặc biệt lưu ý vấn đề này. Vì các thiết bị này thường có dòng điện cảm ứng nên chúng phải được nối đất để triệt tiêu


4. Tác dụng của dây trung tính trong đoạn mạch ba pha 4 dây là gì?

– Chức năng chính của dây trung tính trong mạch điện ba pha 4 dây là giữ cho hiệu điện thế ổn định. Sự truyền tải điện năng thành công suất của các thiết bị điện.

– Tạo ra hai giá trị điện áp khác nhau: điện áp đường dây và điện áp pha nên rất tiện lợi khi sử dụng các thiết bị điện.


5. Tại sao dây trung tính lại nhỏ hơn dây sống?

– Trong mạch điện ba pha, dây trung tính sẽ mang dòng điện bằng tổng cường độ dòng điện ba pha. Nếu cân bằng các pha thì dòng này nhỏ hơn nhiều (~ = 0) so với dòng pha nên tiết diện không cần lớn, chọn nhỏ để tiết kiệm.

– Còn đối với mạch điện một pha thì dây trung tính và dây pha phải chịu được dòng điện cùng pha nên tiết diện của nó bằng nhau.


6. Dây trung tính có làm giật không?

– Dựa vào lý thuyết, dây trung tính có mức điện áp bằng 0V. Vì thế, dây trung tính không giật khi chạm vào.

– Nhưng trên thực tế, dây trung tính vẫn có điện và có khả năng làm giật do trong quá trình truyền tải điện có sự lệch pha và dây trung tính luôn có điện áp. Khi không có dây nối đất, các thiết bị rò rỉ điện có dẫn tới tình trạng giật nhẹ.

icon-date
Xuất bản : 13/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022