logo

Mở bài Mị trong đêm tình mùa xuân (9 mẫu)

Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm hay nhất trong Văn học lớp 12. Các đề bài xung quanh tác phẩm này rất nhiều. Tuy nhiên làm thế nào để có một mở bài cuốn hút? Dưới đây là tổng hợp các cách mở bài Mị trong đêm tình mùa xuân ở tác phẩm Vợ chồng A Phủ sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh khi học tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Là các kiến thức quan trọng giúp các em học sinh nắm được cách viết mở bài tác phẩm Vợ chồng A Phủ sao cho hay và đạt điểm cao trong các bài thi.


Mở bài Mị trong đêm tình mùa xuân: Mẫu số 1

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Vẻ đẹp ấy đã ngời lên thật trọn vẹn qua diễn biến tâm trạng Mị và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật này qua đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.


Mở bài Mị trong đêm tình mùa xuân: Mẫu số 2

Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như "O chuột”, “Dế mèn phưu lưu ký”. Sau cách mạng nhà văn đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”…

Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị – người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị miền núi, thoát khỏi kiếp đời nô lệ tủi nhục để trở thành con người tự do.


Mở bài Mị trong đêm tình mùa xuân: Mẫu số 3

Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam, các sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thật đời thường với lối viết giản dị, gần gũi, thông tục. Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ nguyên vẹn sức hút với nhiều thế hệ người đọc. Tác phẩm xoay quanh số cuộc sống của nhân vật Mị, đặc biệt là diễn tả diễn biến nội tâm của cô trong từng giai đoạn và đêm tình mùa xuân là một cảnh tác động lớn diễn biến tâm lí và hành động của người con gái vùng núi này.

Cách mở bài mị trong đêm tình mùa xuân

Mở bài Mị trong đêm tình mùa xuân: Mẫu số 4

Đề tài Tây Bắc in đậm trong sự nghiệp văn chương của Tô Hoài: “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”,”Họ Giàng ở Phìn Sa”… Truyện “Vợ chồng A Phủ” mang ý nghĩa như một “chiến công” của nhà văn Hà Nội này khi theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Truyện kể về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài trong nhà thống lí Pá Tra và khi làm chiến sĩ du kích ở căn cứ Phiềng Sa. Qua đó, tác giả nói lên nỗi thống khổ sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm tham gia kháng chiến để giành lấy tự do, tình yêu và hạnh phúc. Nhân vật Mị là một sáng tạo đặc sắc của Tô Hoài. Đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài là tình tiết cảm động nhất, hay nhất của truyện đã thể hiện khát vọng sống, khao khát tình yêu của người con dâu gạt nợ.


Mở bài Mị trong đêm tình mùa xuân: Mẫu số 5

“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Tô Hoài trong giai đọan sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nội dung kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ chồng trẻ người Mông là Mị và A Phủ trong chế độ thực dân, phong kiến. Nhân vật Mị là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa khái quát cao, tiêu biểu cho cuộc sống đau khổ, tủi nhục và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền núi Tây Bắc. Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm xuân với những tình tiết chân thực và cảm động đã thể hiện sức sống mãnh liệt cùng khao khát tình yêu cháy bỏng của Mị – người con gái xinh đẹp mà bất hạnh.


Mở bài Mị trong đêm tình mùa xuân: Mẫu số 6

Tô Hoài được biết đến không chỉ là cây bút của những câu chuyện loài vật mà ông còn được biết đến là nhà văn của những người nông dân nghèo khổ, đặc biệt là sau cách mạng ngòi bút của ông tập trung nhiều hơn vào số phận của những người nông dân Tây Bắc. Với tài năng, sự cần mẫn của mình ông đã tạo nên những tác phẩm để đời và một trong những số đó là truyện “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm sáng lên là nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, luôn khát khao hạnh phúc, được thể hiện rõ nhất trong đêm tình mùa xuân.


Mở bài Mị trong đêm tình mùa xuân: Mẫu số 7

Nếu những nhà văn hiện thực phê phán chỉ thấy con người là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh thì các nhà văn cách mạng bao giờ cũng phát thiện hiện ra sức manh phúc sinh trong tâm hồn của những con người cùng khổ. Là cây bút xuất sắc trong dòng văn học cách mạng Việt Nam, chẳng những rất thành công khi diễn tả cái chết dần chết mòn của Mị – một cô gái tràn đầy sức sống mà còn rất tinh tế khi khám phá quá trình hối din của Mị. Nếu như có một hoàn cảnh làm tê liệt bóp chết sức sống của Mị thì tất cũng có một hoàn cảnh giúp Mị hối sinh. Và hoàn cảnh đó chính là đêm tình mùa xuân quyến rũ.


Mở bài Mị trong đêm tình mùa xuân: Mẫu số 8

“Vợ chồng A Phủ” trích trong tập truyện Tây Bắc được xem là một trong những tác phẩm sáng giá trong sự nghiệp văn học của Tô Hoài. Tác phẩm tập trung khai thác số phận của những người nông dân miền núi dưới hai chế độ xiềng xích là phong kiến và đế quốc thực dân. Với ngòi bút hiện thực và nhân đạo xuất sắc Tô Hoài đã tái hiện hình ảnh cuộc sống đầy khốn khổ nhưng ẩn sau đó là sức mạnh tiềm tàng của người miền núi qua hình ảnh Mị. Mị trong đêm tình mùa xuân nổi loạn, vùng vẫy để thoát khỏi cảnh sống trói buộc, tù túng của mình chính là “tiền đề” cho một chuỗi những hành động ý nghĩa ở phần sau của tác phẩm. 


Mở bài Mị trong đêm tình mùa xuân: Mẫu số 9

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:" Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học". Với trọng trách và sứ mệnh được giao, nhà văn chính là người đem hiện thực cuộc sống phản ánh chân thật, xúc động qua những tác phẩm văn học. Đến với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài người đọc cảm nhận được trọn vẹn chất hiện thực cuộc sống trong tác phẩm. Những hành động táo bạo, nổi loạn trong đêm tình mùa xuân của Mị vừa là hành động bột phát thể hiện chân lý “có áp bức có đấu tranh”, vừa là chứng minh cho sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mị. Cũng là hiện thực cuộc đời đã được tái hiện thật gai góc trong tác phẩm của nhà văn.

-----------------------------------

Như vậy, phía trên là những mở bài hay nhất về nhân vật Mị trong đếm tình mùa xuân của bài văn “Vợ chồng A Phủ”. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn tỏng quá trình học môn ngữ văn. 

icon-date
Xuất bản : 18/08/2022 - Cập nhật : 14/08/2023