logo

Cách dùng tên Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh khác để gọi các ngày trong tuần là do người... cổ đại đặt ra

Câu hỏi: Cách dùng tên Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh khác để gọi các ngày trong tuần là do người… cổ đại đặt ra.

A. Ai Cập

B. Hy Lạp

C. La Mã

D. Lưỡng Hà 

Trả lời

Đáp án đúng: D. Lưỡng Hà 

Cách dùng tên Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh khác để gọi các ngày trong tuần là do người Lưỡng Hà cổ đại đặt ra.

Về thiên văn học, người Lưỡng Hà đã có những cống hiến hết sức quan trọng. Bầu trời Lưỡng Hà trong sáng suốt 8 tháng trong một năm, do vậy các nhà thiên văn học có điều kiện và có những thu góp đáng kể. Họ đã phát hiện ra hoàng đạo, chia các tinh thể trên bầu trời thành 12 cung gọi là “12 cung hoàng đạo”. Các chòm tinh thể được vẽ và ghi chép lại theo quỹ đạo tương đối chính xác. Người Lưỡng Hà cũng có những kiến thức sâu sắc về sao chổi, sao băng, hiện tượng nguyệt thực, nhật thực. Lịch pháp của người Lưỡng Hà xuất hiện sớm ngay từ thời kì thống trị của các quốc gia Sumer, và theo nguyên tắc âm lịch: 1 năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày (6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày). Các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy 40 tấm bảng đất sét ghi chép khá chi tiết cách chữa một số bệnh thông thường như các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, mắt, tai, tim, thần kinh… Nội khoa và ngoại khoa đã được phân biệt rõ ràng trong y học Lưỡng Hà. 

Cách dùng tên Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh khác để gọi các ngày trong tuần là do người... cổ đại đặt ra

 

Trong thế kỷ thứ 8 và 7 TCN, các nhà thiên văn học Babylon đã phát triển một hướng tiếp cận mới đối với thiên văn học. Họ bắt đầu nghiên cứu triết học về bản chất lý tưởng của vũ trụ sơ khai và sử dụng logic nội tại trong hệ thống hành tinh dự đoán của họ. Đây là một đóng góp quan trọng cho thiên văn học và triết học khoa học, một số học giả đã gọi phương pháp mới này là cuộc cách mạng khoa học đầu tiên. Cách tiếp cận mới này đối với thiên văn học đã được đón nhận và phát triển hơn nữa trong thiên văn học Hy Lạp cổ điển và Hy Lạp hóa.

Đến thời Seleukos và Parthia, các ghi chép thiên văn có tính khoa học toàn diện. Sự phát triển phương pháp dự đoán chuyển động của các hành tinh của người Babylon được coi là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử thiên văn học.

Nhà thiên văn học Babylon duy nhất được biết đến là người ủng hộ mô hình nhật tâm là Seleukos của Seleucia (sinh 190 TCN), được nhắc đến trong các tác phẩm của Plutarch. Ông cho rằng Trái đất quay quanh trục của chính nó, và quay quanh Mặt trời. Theo Plutarch, Seleukos thậm chí đã chứng minh hệ thống nhật tâm, nhưng không rõ ông đã sử dụng những luận cứ nào.

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 05/07/2022