logo

Cách dạy trẻ mầm non học chữ cái

Cách dạy trẻ mầm non học chữ cái nhiều bà mẹ đã áp dụng hiệu quả

Dạy trẻ học chữ từ nhỏ sẽ giúp trẻ thông minh hơn và có  nhiều nền tảng cho tương lai sau này. Nhưng việc dạy trẻ học chữ không phải là dễ dàng thực hiện. Cùng Top lời giải tìm cách dạy trẻ mầm non học chữ cái nhé.


1. Giai đoạn phù hợp để dạy bé học chữ

Với khả năng nhận biết mọi thứ và sự tò mò khám phá, trẻ 2 – 3 tuổi đã có thể bắt đầu học và ghi nhớ các chữ cái. Tuy nhiên, để việc dạy bé học chữ cái hiệu quả, mẹ cần sự kiên nhẫn, không nên kỳ vọng bé sẽ nhanh chóng nhớ hết trong một lúc. Mỗi độ tuổi khác nhau thì cách dạy cũng sẽ khác nhau. Cách dạy trẻ 3 tuổi học chữ sẽ khác so với trẻ 5 tuổi. Trẻ 3 tuổi còn khá nhỏ nên chỉ cần thoải mái làm quen với mặt chữ, trẻ 5 tuổi thì cần kỷ luật hơn một chút nhưng không quá áp lực mẹ nhé. Với trẻ 3 tuổi, các mẹ chỉ nên cho trẻ làm quen với bảng chữ cái bằng các phương pháp học tập, vui chơi phù hợp.


2. Dạy trẻ mầm non học chữ cái với bí quyết đơn giản

Đa số các trẻ đều sẽ nhận biết được một vài chữ cái khi bé tầm 2-3 tuổi. Và khi ba mẹ chú tâm dạy bé học chữ, bé sẽ nhớ được trọn bảng chữ cái sớm và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên lưu ý là không đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc con phải học được bảng chữ cái sớm. Cứ để bé tiếp thu theo tiến độ của bé. Quan trọng là bé cảm thấy vui vẻ, hứng thú là chính. Một vài gợi ý sa u đây sẽ giúp ba mẹ dạy bé học chữ cái dễ dàng hơn.

Cách dạy trẻ mầm non học chữ cái
Dạy trẻ mầm non học chữ cái qua các trò chơi lắp ghép

Dán bảng chữ cái lên tường nhà

Ba mẹ giúp bé sớm làm quen với bảng chữ cái bằng việc cho bé nhìn thấy mỗi ngày. Dạy bé học chữ cái bằng cách dán bảng chữ cái lên tường nhà sẽ hiệu quả với nhiều  bé. Ba mẹ có thể dễ dàng tìm mua các bảng chữ cái dán tường ở nhà sách, siêu thị…

Không chỉ đơn thuần dạy bé các chữ cái riêng lẻ, mẹ có thể tập cho bé ghép các chữ cái lại với nhau thành một chữ có nghĩa. Ví dụ như chữ B, ghép với A thành chữ BA.  Rồi mẹ giải thích ý nghĩa của từ đó cho bé.

Bé học chữ cái bằng trò chơi cắt dán, tô màu, lắp ghép…

Các bé nhỏ rất thích màu vẽ. Ba mẹ có thể tìm các sách tô màu chữ cái, hoặc các bảng lắp ghép cho bé chơi. Đây là  cách dạy trẻ mầm non học chữ hay. Ba mẹ cũng có thể “tự chế” các món đồ chơi này, bằng cách in các chữ cái lên giấy trắng. Sau đó mẹ tìm trên các sách báo, tranh ảnh cũ có hình ảnh các vật dụng tương ứng; rồi cắt ra cho bé dán lại. Ví dụ như chữ “cá” thì dán hình con cá. Chữ “nhà” thì dán hình ngôi nhà. Đảm bảo là bé rất thích mà còn phát triển kỹ năng cho bé. Vui chơi với trẻ em luôn là cách học hiệu quả nhất đúng không nào?

Dạy bé học chữ cái bằng thơ

Học qua thơ cũng là cách dạy trẻ mầm non học chữ hiệu quả. Ví dụ như cho bé học các chữ cái D, G, V… qua các bài thơ tương ứng. Rất nhiều bài thơ ngắn, dễ nhớ có lặp lại các chữ cái như vậy. Chẳng hạn như các bài thơ dung dăng dung dẻ, gánh gánh gồng gồng, con vỏi con voi… Hầu hết trẻ sẽ rất hứng thú với việc nghe các bài thơ ngắn như vậy. Bởi chúng có âm điệu dễ nghe, dễ đọc, dễ nhớ. Ba mẹ có thể tận dụng điều này để dạy trẻ mầm non học chữ cái dễ dàng, hứng thú hơn.


3. Thực hiện 7 bước dạy trẻ học chữ vô cùng hiệu quả

Bước 1: Học thuộc bảng chữ cái

Khi bé được 3 tuổi, bạn nên cho bé làm quen với các chữ cái nhưng chỉ một ít mà thôi. Kể cả khi bé đã học rồi nhưng cũng có thể quên nếu không củng cố.

Ban đầu là một chữ cái mỗi ngày, về sau là 2 chữ cái/ ngày. Dần dần tăng lên bao gồm chữ cái đã học với chữ cái mới.

Còn khi đến 5 tuổi, bạn hãy dạy cho bé cả bảng chữ cái hoàn chỉnh. Cả chữ cái thường lẫn chữ cái in hoa.

Thường các trẻ 5-6 tuổi sẽ nhớ mặt chữ cái rất tốt và nhanh, nhưng ngữ âm lại chưa chuẩn. Điều này là bình thường và khá phổ biến, bạn hãy kiên trì nhắc bé đọc lại sao cho chuẩn.

Bước 2: Cung cấp các dụng cụ và môi trường học tập

Ngay từ ban đầu, hãy tạo một một góc học tập nhỏ cho bé. Bao gồm sách vở, bút giấy,…để trẻ có thể học chữ cái bằng nhiều hình thức khác nhau.

Đa số trẻ em sẽ hứng thú học hơn với những dụng cụ học tập dễ thương và thú vị.

Khi học, tốt nhất nên tránh các hoạt động hoặc thiết bị sẽ làm phiền đến giờ học của bé, chẳng hạn như điện thoại, ti vi,…

Hãy để bé nhận biết được rằng khi ngồi học thì chỉ có học, tuy nhiên với trẻ nhỏ giờ học không nên kéo dài quá 30 phút và không khí giờ học phải vui vẻ.

Bước 3: Tập viết các chữ cái

Trẻ em ghi nhớ các chữ cái tốt hơn nếu như tự mình viết ra các chữ cái. Ngoài ra, viết cũng là một hoạt động bắt buộc khi học bất kì ngôn ngữ nào.

Với trẻ 5 tuổi trở lên, ban đầu hãy cứ cho trẻ viết tự do trên giấy, nên dùng các bút màu, bút to để trẻ dễ cầm. Về sau, khi trẻ đã quen với bút thì mới hướng cho trẻ viết chậm lại và viết nắn nót, chính xác hơn.

Ngoài bút viết, bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ khác như cát, đất sét, sơn móng tay,…để viết chữ. Hoặc cắt giấy thành các chữ cái.

Đây là cách dạy trẻ học chữ cái rất thú vị và sẽ không làm trẻ chán, bị mệt mỏi trong giờ học.

Bước 4: Đọc sách

Ngay từ khi trẻ lên 2 tuổi, bố mẹ nên đọc sách cho trẻ, thường là trước khi đi ngủ và bất kì khi nào rảnh rỗi.

Những câu chuyện nên ngắn gọn, có hình minh họa để trẻ có thể dễ hiểu và hứng thú hơn.

Sử dụng các giọng nói khác nhau cho mỗi nhân vật, ngắt nhịp cho từng đoạn để tạo hiệu ứng âm thanh, kích thích trí tưởng tượng và sự thích thú ở bé.

Trẻ từ 5 tuổi trớ lên nhớ khá tốt các câu chuyện quen thuộc và ghi nhớ được mặt chữ. Vì vậy trẻ có thể cầm sách, nhìn vào và tự kể lại câu chuyện nếu bạn cho bé cơ hội. Mặc dù bé chưa biết rõ ý nghĩa các từ, ngữ pháp các câu.

Trẻ cũng đã dần có sở thích với loại sách riêng, chẳng hạn như sách truyện cổ tích, sách về các con vật, sách về khủng long,…

Đây không chỉ là cách dạy trẻ học chữ cái mà còn là cách dạy cho trẻ có thói quen đọc sách từ nhỏ.

Bước 5: Chơi trò chơi

Trẻ nhỏ học chủ yếu qua các trò chơi, nếu không được chơi trẻ sẽ dễ mau chán. Có nhiều trò chơi giúp ích trong việc học chữ, chẳng hạn như : hát bài hát về bảng chữ cái, trò domino với chữ cái, trò lắp chữ cái vào bảng,…

Bước 6: Dán các chữ cái ở nhiều nơi trong nhà

Trẻ em sẽ rất thích thú khi các chữ cái với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau được dán khắp nơi trong nhà.

Dùng bút viết để viết hoặc tô các chữ cái, rồi dán chúng ở nhiều nơi. Sau đó hỏi trẻ đi tìm, hoặc đơn giản là khi gặp một chữ cái nào đó, bạn hãy hỏi trẻ đó là chữ gì.

Đây là cách dạy trẻ học chữ cái rất thú vị, nếu bạn không ngại làm ngôi nhà của mình nhìn trông lộn xộn hơn.

Bước 7: Liên kết chữ cái với môi trường xung quanh

Mỗi khi cho trẻ đi đâu chơi mà thấy có các biển hiệu, quảng cáo,…mà có chữ to rõ ràng thì bạn hãy hỏi trẻ đó là chữ gì rồi đọc to từng chữ cái.


4. Có nên dạy bé học chữ sớm?

Rất nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên dạy bé học chữ cái Tiếng Việt trước khi đến trường hay không. Câu trả lời tùy thuộc vào phương pháp dạy của ba mẹ. Nếu áp dụng đúng phương pháp thì việc cho các bé làm quen trước với chữ cái có thể đem lại nhiều lợi ích như sau:

Giúp con tự tin đến trường, yêu thích việc học

Những đứa trẻ đã được làm quen với bảng chữ cái trước sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới khi đến lớp, nhờ đó trẻ cảm thấy tự tin, thích thú đi học hơn.

Nếu trẻ tiếp thu chậm hơn kỳ vọng thì ba mẹ đừng vội đưa ra bất kỳ kết luận nào về trẻ, trước hết mẹ hãy xem lại cách hướng dẫn của mình có thực sự phù hợp với trẻ chưa nhé! Việc học có thể dễ dàng trở thành gánh nặng cho trẻ nếu không được định hướng và hỗ trợ đúng cách, thậm chí hình thành khái niệm “không thích học” trong đầu con. Tiếp nhận chỉ trích hay la mắng từ ba mẹ khi còn quá nhỏ có thể khiến trẻ mất tự tin và tự nhận thức bản thân là “kém thông minh”. Vấn đề này khá nguy hiểm đúng không mẹ nhỉ? Đừng lo Huggies biết các mẹ sẽ làm được mà.

Phát triển tư duy của trẻ

Việc dạy bé học chữ cái tiếng Việt giúp não bộ của bé phát triển, tăng khả năng quan sát và nhận thức. Đừng thúc giục hay bắt ép trẻ. Ba mẹ hãy dùng sự yêu thương, quan tâm và nhẫn nại để trẻ có được tâm lý tốt và sự hứng thú học tập. Từ đó, trẻ mới có thể tiếp thu kiến thức mới hiệu quả, việc học nhanh tiến bộ hơn.

Tự giác học tập

Nếu ba mẹ kiên nhẫn dạy bé học chữ cái trong một khung giờ cố định mỗi ngày, trẻ sẽ hình thành thói quen học tập ngay trước khi đến trường. Đây là thói quen nền tảng vô cùng ý nghĩa cho con đường tự học sau này của trẻ.

icon-date
Xuất bản : 21/09/2021 - Cập nhật : 21/09/2021