logo

Các từ ghép được với từ "sinh"

Câu hỏi: Các từ ghép được với từ "sinh"

Lời giải: 

      Các từ ghép được với từ sinh là: Sinh ra, học sinh, sinh vật, sinh tố, sinh hoạt, sinh sản, sinh thái, sinh viên, sinh dục, sinh học, sinh mệnh, sinh linh, sinh đôi, sinh sự,…

[CHUẨN NHẤT] Các từ ghép được với từ " sinh"

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về từ ghép nhé!


1. Từ ghép là gì?

      Nó là một loại từ phức được tạo thành bởi ít nhất 2 từ đơn với điều kiện là những từ này phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với nhau. Từ phức khác với từ ghép là nó cũng được tạo bởi 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có thể có nghĩa hoặc không có ý nghĩa gì. 

      Từ ghép có thể tạo thành từ 1 danh từ + 1 động từ, 2 động từ, 1 tính từ + danh từ….

Công dụng của từ ghép trong câu

      Từ ghép là một trong những thành phần cấu tạo nên cấu trúc câu quan trọng. Nó giúp xác định nghĩa của các từ kể cả trong văn nói lẫn văn viết một cách chính xác, có nghĩa là chỉ cần đọc lên là người đọc sẽ hiểu nghĩa của từ, nghĩa của câu mà không cần phải suy nghĩ, lắp ghép ý lại với nhau.

      Từ ghép làm cho câu trở nên logic về hình thức và cả nội dung. Đọc lên nghe mạch lạc và nghĩa rõ ràng chính xác. 

      Từ đơn có những nhiệm vụ riêng của nó, từ ghép cũng vậy, nhưng có nhiều loại và đa dạng hơn so với từ đơn, một câu luôn có loại từ này xuất hiện, dường như không thể thiếu.


2. Phân biệt các loại từ ghép đơn giản và dễ nhớ nhất 

a. Từ ghép chính phụ

      Từ ghép chính phụ là từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó tiếng đứng trước gọi là tiếng chính, thể hiện ý chính. Tiếng đứng sau gọi tiếng phụ, có vai trò bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Thường thì từ ghép chính phụ có ngữ nghĩa rất hạn chế.

Ví dụ: xanh thẳm, đỏ rực, mặn chát, bánh gạo, hoa huệ, hiền hòa, êm dịu, toả hương

b. Từ ghép đẳng lập

      Từ ghép đẳng lập là từ ghép có hai từ cấu tạo thành mang ý nghĩa và vị trí ngang nhau, không phân biệt chính, phụ. Từ ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn so với từ ghép chính phụ.

Ví dụ như: bàn ghế, ông bà, yêu thương, tốt tươi, ẩm ướt, xinh đẹp, bạn hữu

c. Từ ghép tổng hợp

      Từ ghép tổng hợp có các từ cấu tạo thành mang một nghĩa tổng quát hơn những từ cấu thành nó, thể hiện một địa danh, hành động cụ thể nào đó. 

Ví dụ như: Võ thuật bao gồm các loại võ khác nhau; Phương tiện: bao gồm các phương tiện đi lại; Bánh trái, Xa lạ,..

d. Từ ghép phân loại

      Từ ghép này các từ cấu tạo thành một nghĩa nhất định chỉ một địa danh, sự vật, hành động cụ thể nào đó.

Ví dụ: Nước ép cam, bánh sinh nhật,…


3. Bài tập 

Câu hỏi bài tập 1:

      Sắp xếp các từ ghép sau: Suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo 2 loại từ ghép chính phụ và đẳng lập.

Đáp án: 

- Từ ghép chính phụ: Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.

- Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, đầu đuôi, ẩm ướt.

Câu hỏi bài tập 2: 

      Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép chính phụ

bút…, thước…, mưa…, làm…, ăn…, trắng…, vui…, nhát…

Đáp án:

Bút chì, thước kẻ, mưa giông, làm quen, ăn bám, trắng xóa, vui tai, nhát gan.

Câu hỏi bài tập 3:

      Điền thêm các tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép đẳng lập.

núi…, ham…, xinh…, mặt…, học…, tươi…

Đáp án:

      Núi đồi, ham thích, xinh đẹp, mặt dày, học hành, tươi cười.

Câu hỏi bài tập 4:

      Vì sao ta có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở.

Đáp án:

      Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì sách và vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể và có thể đếm được. Nhưng không thể nói là một cuốn sách vở vì sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chung cho cả loại.

icon-date
Xuất bản : 27/09/2021 - Cập nhật : 27/09/2021

Tham khảo các bài học khác