logo

Các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia lần đầu tiên được quốc tế công nhận trong văn bản pháp lý nào?

Sau khi tuyên bố độc lập năm 1945, 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia  vẫn chưa có vị thế trên trường quốc tế, chưa được công nhận ở bất cứ văn bản pháp lý nào. Đến năm 1954, các quyền dân tộc của ba nước này mới được công nhận. Các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia lần đầu tiên được quốc tế công nhận trong văn bản pháp lý nào? Thông tin sẽ được Toploigiai chia sẻ ngay trong bài viết này.

Câu hỏi: Các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia lần đầu tiên được quốc tế công nhận trong văn bản pháp lý nào?

A. Hiệp định Giơnevơ (1954)

B. Hiệp định Pari (1973)

C. Hiệp định Viêng Chăn (1973)

D. Hiệp định Pari (1991)

Trả lời:

Đáp án đúng là: A. Hiệp định Giơnevơ (1954)

Các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia lần đầu tiên được quốc tế công nhận trong văn bản pháp lý  là Hiệp định Giơnevơ (1954)

Giải thích của giáo viên Toploigiai về việc chọn đáp án A

Ngày 21-7-1954, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết đã cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương và được các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng.

Các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia lần đầu tiên được quốc tế công nhận trong văn bản pháp lý  là Hiệp định Giơnevơ (1954)

Các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam Lào Campuchia lần đầu tiên được quốc tế công nhận trong văn bản pháp lý nào?

* Tìm hiểu về Hiệp định Giơnevơ (1954)

Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) năm1954, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp, công nhận nền độc lập của ba quốc gia Việt Nam,Lào và Campuchia, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương

Thắng lợi ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là thắng lợi trong cuộc đấu tranh ngoại giao bằng việc quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, bằng đường lối đối thoại độc lập, tự chủ, bằng nội lực của dân tộc và sự khôn khéo tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới để có bước phá vây quốc tế có kết quả thuận lợi, tạo cục diện quốc tế có lợi cho nước ta trong một bối cảnh phức tạp ở Hội nghị Giơ-ne-vơ; là bài học còn mang tính thời sự nóng hổi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thời kỳ mở cửa kinh tế, hội nhập quốc tế hiện nay.

Việc kí kết Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954), Việt Nam đã thu được thắng lợi lớn: Chính phủ Pháp đã thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, thừa nhận quân đội Pháp sẽ rút khỏi nước ta…. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam mặc dù chưa kết thúc nhưng nó đã đặt một tiền đề pháp lý là Hiệp định Giơnevơ và một hiện thực rất quan trọng là miền Bắc nước ta được giải phóng làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp giải phóng miền Nam sau này. Kinh nghiệm kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp đã được quân và dân ta vận dụng triệt để trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước về sau.

icon-date
Xuất bản : 16/08/2022 - Cập nhật : 16/08/2022