logo

Các quan niệm về Dharma (Đạo pháp), Karma (Nghiệp), Samsara (Luân hồi), Nirvana (Niết bàn), có gốc từ tôn giáo nào?

Câu hỏi: Các quan niệm về Dharma (Đạo pháp), Karma (Nghiệp), Samsara (Luân hồi), Nirvana (Niết bàn), có gốc từ tôn giáo nào?

A. Balamon giáo

B. Phật giáo

C. Jain giáo

D. Sikh giáo 

Trả lời

Đáp án đúng: A. Balamon giáo

Các quan niệm về Dharma (Đạo pháp), Karma (Nghiệp), Samsara (Luân hồi), Nirvana (Niết bàn), có gốc từ tôn giáo Balamon giáo.

Gắn liền với sắc đẳng là quan niệm về số phận, định mệnh. Ramayana nói tới Karma (nghiệp) tức là nhân quả, số phận. Upanishad (Áo nghĩa thư) thì nói về Samsara (luân hồi) tức là sự chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Trong sự chuyển đó, con người khao khát Moksha, là sự giải phóng hay giải thoát. Đó là tất cả sợi dây ràng buộc con người hay Pháp, Đạo Pháp - Dharma, là khuôn khổ, quy luật tất yếu, không thể thoát ra được. 

Các quan niệm về Dharma (Đạo pháp), Karma (Nghiệp), Samsara (Luân hồi), Nirvana (Niết bàn), có gốc từ tôn giáo nào?

Có thể nói triết lí vĩ mô là hệ thống ảo, những triết lí vi mô là hệ thống thực. Con người phải theo cái thực, nhưng nguồn gốc của cái thực được giải thích bằng sự trừu tượng, mơ hồ. 

Điều đó biện hộ cho vai trò của tăng lữ Bà la môn, tầng lớp quý tộc thị tộc chuyên coi việc lễ thần. Tầng lớp này chỉ có vai trò lớn và địa vị cao nhất trong khuôn khổ hẹp của bộ lạc hay quốc gia sơ kì mà sự phân hóa xã hội mới là bước đầu, mà tầng lớp võ sĩ Katria chưa quyết định vận mệnh và sự phát triển của các quốc gia. 

Tóm lại, trong suốt thời Veda và Sử thi (khoảng 1500 - 600 TCN), đạo Veda hay Bà la môn ngự trị xã hội Ấn Độ, với tín ngưỡng đa thần còn mang nhiều yếu tố tinh linh, tự nhiên với quan niệm và sự phục tùng Đạo Pháp, sự phân biệt Varna và vai trò của Bà la môn. 

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 06/07/2022