logo

Các nguồn âm có chung đặc điểm gì

icon_facebook

1. Âm thanh, nguồn âm.

- Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng.

- Các vật có thể phát ra âm thanh được gọi là nguồn âm.

- Những nguồn âm thường gặp:

+ Các nguồn âm tự nhiên: Tiếng sấm, tiếng thác nước, tiếng gió thổi...

Các nguồn âm có chung đặc điểm gì

+ Các nguồn âm nhân tạo: Tiếng đàn, tiếng động cơ, tiếng trống...

Các nguồn âm có chung đặc điểm gì (ảnh 2)

2. Đặc điểm chung của nguồn âm

Khi phát ra âm thanh, các vật đều dao động

-  Dao động là gì?

Dao động là sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng.

  • Thế nào là vị trí cân bằng?

Vị trí cân bằng là vị trí lúc vật đứng yên.

  • Ví dụ:

+ Khi chưa kéo dây chun (dây chun đứng yên) ta nói lúc đó dây chun đang ở vị trí cân bằng (không phát ra âm thanh).

+ Khi kéo dây chun rồi thả tay ra lúc đó dây chun rung động và phát ra âm thanh

Các nguồn âm có chung đặc điểm gì (ảnh 3)

⇒ Dây chun là nguồn âm 

a. Đặc trưng vật lý

Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh).

+ Tần số là số dao động mà nguồn âm có thể thực hiện được trong 1 giây. Đơn vị tần số là Hertz (viết tắt là Hz). Tần số âm được xem là đại lượng quan trọng nhất của âm thanh.

+ Cường độ âm (I) là năng lượng được sóng âm truyền qua mỗi đơn vị diện tích được đặt vuông góc với phương truyền sóng trong mỗi đơn vị thời gian. Đơn vị đo cường độ âm là W/m2

+ Đồ thị dao động âm là tập hợp các đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong cùng một nhạc âm.

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số.

  • Vật dao động nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.
  • Vật dao động chậm, tần số dao động nhỏ, âm phát ra càng thấp.

b. Đặc trưng sinh lý

Cảm giác mà âm thanh gây ra cho cơ quan thính giác không chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng vật lý của âm thanh đó mà còn phụ thuộc vào sinh lý của tai. Tai người phân biệt được các âm thanh khác nhau là do các đặc trưng sinh lý của âm thanh. 

Các đặc trưng sinh lý bao gồm: độ cao, độ to và âm sắc. Mỗi đặc trưng sinh lý phụ thuộc vào 1 đặc trưng vật lý nhất định

Đặc trưng sinh lý 

Đặc trưng vật lý 

Độ cao

Tần số

Độ to

Mức cường độ âm

Âm sắc

Đồ thị dao động


3. Cách nhận biết các vật được gọi là nguồn âm?

Dựa vào định nghĩa và đặc điểm của nguồn âm để nhận biết một vật có phải nguồn âm hay không: Tất cả các vật dao động đều phát ra âm thanh. Mọi vật phát ra âm thanh đều được gọi là nguồn âm. Hay đã là nguồn âm thì vật đó đang dao động


4. Môi trường truyền âm

Môi trường các chất rắn, chất lỏng và chất khí đều có thể truyền được âm thanh. Khi các nguồn âm dao động, các hạt cấu tạo nên chất đó cũng dao động khiến âm thanh được truyền đi 

Âm thanh không thể truyền trong chân không vì trong chân không có các hạt không được cấu tạo liên kết với nhau. 


5. Sự phản xạ âm

Khi gặp các mặt chắn, các âm thanh luôn bị phản xạ nhiều hoặc ít. 

Âm thanh phản xạ sau âm thanh trực tiếp ít nhất khoảng 1/15 giây được gọi là tiếng vang.

Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt. 

Những vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém

icon-date
Xuất bản : 07/07/2021 - Cập nhật : 08/07/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads