logo

Các loại chữ viết: Giáp cốt, Kim văn, Tiểu triện, chữ Lệ, chữ Khải thuộc nền văn minh nào?

Câu hỏi: Các loại chữ viết: Giáp cốt, Kim văn, Tiểu triện, chữ Lệ, chữ Khải thuộc nền văn minh nào?

A. Ấn Độ 

B. Ai Cập

C. Lưỡng Hà 

D. Trung Quốc 

Trả lời

Đáp án đúng: D. Trung Quốc 

Các loại chữ viết: Giáp cốt, Kim văn, Tiểu triện, chữ Lệ, chữ Khải thuộc nền văn minh Trung Quốc 

Nội dung của những đoạn văn tự giáp cốt chủ yếu là nói về việc bói toán. Người đời Thương thường dùng mai rùa, xương thú để xem bói. Người ta đốt xương hoặc mai rùa rồi căn cứ vào những vết rạn trên đó để đoán cát hung (những vết rạn đó được gọi là “triệu"). Ngoài ra giáp cốt văn còn ghi chép về khí tượng, địa lí, thiên văn, tôn giáo… phục vụ cho tầng lớp vua chúa.

Kim văn là bước kế thừa của giáp cốt văn, ra đời vào cuối đời nhà Thương, thịnh hành vào đời  Tây Chu (TK XI ICN – 771 TCN). Đời  Tây Chu thịnh hành đồ đồng, nên có rất nhiều bài văn được đúc hoặc khắc trên các đồ đồng, đặc biệt là trên những chiếc chuông và vạc. Vì thể loại văn tự này được tìm thấy dưới dạng đúc hoặc khắc trên đồ kim khí nên mới có tên gọi như vậy.

Các loại chữ viết: Giáp cốt, Kim văn, Tiểu triện, chữ Lệ, chữ Khải thuộc nền văn minh nào?

Năm 221 TCN, Tần  Thủy  Hoàng thống nhất  Trung Quốc. Sau đó, ông đưa ra các chính sách “thư đồng văn, xa đồng quỹ” (sách viết cùng loại chữ, xe có cùng cỡ trục), tức là thống nhất văn tự, thống nhất đơn vị đo lường. Thừa tướng  Lý Tư phụ trách việc thống nhất văn tự, đưa chữ tiểu triện vào sử dụng trong các văn bản chính thức. Chữ tiểu triện được xây dựng dựa trên cơ sở chữ triện của nước Tần, tiến hành giản hóa, loại bỏ những chữ dị thể của sáu nước.

Việc chế định chữ tiểu triện và lưu hành toàn quốc được coi là một cuộc thống nhất văn tự có hệ thống đầu tiên của Trung Quốc. Chữ tiểu triện sau này nhanh chóng bị thay thế bởi chữ Lệ – thể loại chữ đơn giản, dễ viết hơn. Tuy nhiên, do chữ tiểu triện hoa mỹ, nghiêm cẩn, bố cục chặt chẽ, nên vẫn được giới thư pháp yêu thích. 

Nhiều người cho rằng, chữ Lệ xuất hiện cuối đời Tần. Khi Tần  Thủy  Hoàng thống nhất văn tự, sử dụng chữ tiểu triện, nhưng vì tiểu triện quá phức tạp, khó viết nên lệnh cho người giản hóa chữ triện, thành chữ lệ. Tương truyền người sáng tạo ra chữ lệ là Trình  Mạo, khi ông bị giam trong tù, thấy ngục tốt viết chữ triện rất vất vả, bèn giản hóa chữ triện đi. “Lệ” nghĩa là tù nhân.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo cổ gần đây, thì chữ Lệ xuất hiện từ thời chiến quốc. Người ta tìm được những thẻ tre chép chữ Lệ ở nước Tần thời Chiến  quốc chứ không phải sau khi Tần  Thủy  Hoàng thống nhất. Vì vậy, giới sử học nhận định rằng, khi Tần Thủy  Hoàng tiến hành thống nhất văn tự, người ta đã sử dụng song song chữ Lệ và tiểu triện.

Chữ Khải ra đời vào khoảng đời Hán, hoàn thiện vào đời Ngụy Tấn, phát triển rực rỡ vào đời Đường. Chữ Khải thời kì đầu còn có chút xu hướng của chữ Lệ, nhưng cũng rất ít.

Cuối đời Đông Hán có Chung Diêu, Ngụy Tấn có Vương Hi Chi, là những danh gia thư pháp nổi tiếng về chữ Khải và chữ Hành. Đời Đường, thư pháp chữ Khải phát triển cực thịnh, rất nhiều danh gia xuất hiện. Sơ Đường có Ngu Thế Nam, Âu Dương Tuân, Chử Toại Lương, Trung Đường có Nhan Chân Khanh, Vãn Đường có Liễu Công Quyền (xem thêm phần “tứ đại khải thể” trong mục Thư Pháp).

icon-date
Xuất bản : 07/07/2022 - Cập nhật : 07/07/2022