logo

Các loại chữ viết

Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng. Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ. Ở bài viết dưới đây, các bạn sẽ được tìm hiểu về “Các loại chữ viết”, biết được thêm về vai trò và quá trình hình thành chữ viết. Chúc các bạn học tập vui vẻ!


1. Vai trò và quá trình hình thành của chữ viết

- Tiếng nói âm thanh của con người hình thành cùng con người và là công cụ giao tiếp quan trọng và của hoạt động nhận thức, tư duy. Nghĩa là ngôn ngữ nói có trước.

[CHUẨN NHẤT] Các loại chữ viết

- Hạn chế của ngôn ngữ âm thanh:

+ Chất liệu âm thanh không thể giao tiếp trong không gian rộng được, hạn chế về thời gian giao tiếp, không thể giao tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nơi này sang nơi khác nếu không có phương tiện thông tin đại chúng.

+ Thiếu tính định hình, độ chính xác thấp và độ sai biệt cao trong việc phát và nhận âm thanh ngôn ngữ.

- Vì vậy, con người đã dần nảy sinh một loại tín hiệu để ghi lại chất liệu (vỏ vật chất âm thanh) để thực hiện giao tiếp, nhận thức và tư duy. Ban đầu, là những tín hiệu thô sơ như dùng cách thắt nút trên dây để ghi nhớ, rồi tiến đến dùng các đường nét do con người vạch ra để làm tín hiệu biểu hiện. Những đường nét ấy là sao chép một cách thô sơ các đối tượng, sự việc xung quanh. Dần dần tín hiệu đó được hoàn thiện và được tổ chức chặt chẽ để trở thành một phương tiện giao tiếp trong xã hội và thay thế cho ngôn ngữ âm thanh, khắc phục những mặt hạn chế của ngôn ngữ âm thanh. Đó là chữ viết - một loại tín hiệu thị giác.

- Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không thể đồng nhất ngôn ngữ và chữ viết. Người ta có thể không biết chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ âm thanh.

- Khái niệm: Chữ viết là một hệ thống các tín hiệu thị giác, sử dụng ghi lại tiếng nói âm thanh.

- Giữa tiếng nói âm thanh và chữ viết có mối quan hệ mật thiết nhưng không đồng nhất.

- Lịch sử về chữ viết: Những chữ viết cổ nhất không ra đời một cách ngẫu nhiên, mà đều trên những cơ sở nhất định, tức là có nguồn gốc của nó.


2. Các loại chữ viết

a. Chữ viết ghi hình

- Là chữ viết dùng đường nét để tạo ra tín hiệu như hình vẽ sơ lược, mô phỏng hình dạng của đối tượng.

- Hạn chế: Không ghi được mặt âm thanh của tiếng nói. Nếu chỉ tuân theo nguyên tắc ghi hình nhiều khi khó diễn đạt tư tưởng trừu tượng. Vì thế đến nay không có chữ viết nào ghi theo nguyên tắc ghi hình.

b. Chữ viết ghi ý

- Ví dụ điển hình nhất về chữ viết ghi ý là các chữ số, các dấu: 1, 2, 3, =, %, +, -,... khi ta viết, ví dụ, số 1, người Việt, người Nga, người Pháp, người Anh, người Khmer đều hiểu, mặc dù phát âm một khác: người Việt phát âm là "một"; người Nga: [adin], người Anh: [wan] (one); người Khmer: [muoi].

- Đây là loại chữ viết cổ nhất của loài người, chữ viết ghi ý không có quan hệ với mặt âm thanh mà chỉ có quan hệ với mặt ý nghĩa của ngôn ngữ. Quan hệ giữa ý và chữ là quan hệ trực tiếp: chữ - ý

- Chữ viết theo nguyên tắc ghi ý: mỗi tín hiệu bao gồm những đường nét diễn tả nội dung ý nghĩa của từ (tín hiệu) trong ngôn ngữ âm thanh chứ không dùng ghi âm thanh của  từ.

- Đặc điểm:

+ So với chữ viết ghi hình, chữ viết ghi ý biểu hiện nội dung sự vật cụ thể có thể cảm nhận được qua giác quan, sự vật trừu tượng: VD chữ Hán.

+ Chữ ghi ý không quan tâm đến đến mặt âm thanh của từ. Những từ có âm thanh giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau thì chữ viết cũng khác nhau.

+ Vì căn cứ vào ý nghĩa của từ nên số lượng kí hiệu chữ viết nhiều so với chữ viết  ghi âm.

* Hạn chế:

+ Mỗi chữ ghi ý đều biểu thị trực tiếp nội dung, ý nghĩa của một từ. Do đó, về nguyên tắc, có bao nhiêu từ phải đặt ra bấy nhiêu kí hiệu để ghi, mà không ghi đơn vị âm thanh. Số lượng từ, âm vị, hình vị của một ngôn ngữ tuy không vô hạn nhưng rất lớn vì vậy số lượng để biểu thị ý nghĩa của nó sẽ nhiều vô kể, trong khi đó thì khả năng ghi nhớ của bộ óc con người lại có hạn. Đây là hạn chế chính của chữ viết ghi ý.

+ Nếu ghi theo nguyên tắc ghi ý thì mỗi kí hiệu chữ viết chỉ để dùng ghi 1 đơn vị ngôn ngữ nên khối lượng chữ viết sẽ rất cồng kềnh.

c. Chữ viết ghi âm

- Kí hiệu chữ viết để ghi lại hệ thống âm thanh của ngôn ngữ. Quan hệ giữa chữ và  là một quan hệ gián tiếp mà âm là trung gian là chữ - âm. Cùng một âm thanh có nhiều nghĩa khác nhau nhưng cùng một kí hiệu chữ viết.

- Chữ viết ghi âm có 2 loại:

+ Ghi âm tiết: Mỗi kí hiệu chữ viết ghi cả âm tiết, biểu thị một âm tiết như chữ Ấn Độ. Số lượng âm tiết so với số lượng từ thì ít hơn nhiều, vì vậy chữ ghi âm tiết đơn giản hơn hẳn chữ ghi ý.

+ Ghi âm vị:  Mỗi kí hiệu biểu thị một âm vị. Quan hệ giữa âm vị và kí hiệu chữ  viết chủ yếu là quan hệ 1–1. Khi quan hệ này bị thay đổi, ví dụ một âm vị có nhiều cách ghi hoặc nhiều âm có một cách ghi, thì phải đặt vấn đề cải tiến chữ viết cho phù hợp với hệ thống âm vị.
Chữ Việt (Việt Nam) là chữ ghi âm vị. Ưu thế là số lượng kí hiệu ít ghi lại một cách chính xác và chặt ch nội dung lời nói âm thanh.

icon-date
Xuất bản : 23/05/2022 - Cập nhật : 23/05/2022