Câu hỏi: Các họa âm có
A. tần số khác nhau.
B. biên độ khác nhau.
C. biên độ và pha ban đầu khác nhau.
D. biên độ bằng nhau, tần số khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
+ Các họa âm có tần số khác nhau.
Họa âm hay còn được gọi là bồi âm, hài âm là những âm có tần số cao hơn tần số cơ bản của một âm. Khi có một nhạc cụ phát ra âm có tần số f0 thì bao giờ nhạc cụ đó cũng đồng thời phát ra một loạt âm có tần số 2f0; 3f0; 4f0… có cường độ khác nhau.
Âm thanh xung quanh chúng ta hằng ngày, sóng âm, nguồn âm hay tần số của âm phát ra cũng khá quen thuộc và gắn bó với đời sống con người. Tuy nhiên, họa âm là gì, đây là một khái niệm tương đối mới. Vậy hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm thông tin về họa âm này nhé.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau nhắc lại những khái niệm cơ bản về sóng âm:
- Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn.
- Tần số của sóng âm cũng là tần số âm.
- Một vật dao động phát ra âm là một nguồn âm.
- Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm.
Những âm có tác dụng làm cho màng nhĩ trong tai ta dao động và gây ra cảm giác âm gọi là âm nghe được. Thường thì âm thanh con người có thể nghe được nằm ở tần số trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.
- Âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz, thì tai người không nghe được và gọi là hạ âm.
- Những âm thanh có tần số lớn hơn 20 000 Hz thì gọi là siêu âm.
a) Môi trường truyền âm:
Âm thanh chỉ truyền được qua các môi trường chất rắn, lỏng, khí. Đối với môi trường chân không thì không thể truyền âm và một số chất xốp… cũng vậy. Chính vì thế mà các loại xốp, bông, len… thường được sử dụng làm vật cách âm khá phổ biến mà chúng ta hay biết đến.
b) Tốc độ truyền âm
Sóng âm truyền trong mỗi môi trường với một tốc độ hoàn toàn xác định và tương đối khác nhau.
Những nghiên cứu về các âm thanh phát ra từ nhạc cụ hoặc giọng hát, tiếng động vật… cho thấy những âm này không phải là các đơn âm (pure tone) mà chúng là tổ hợp gồm âm chính và nhiều họa âm kết hợp vào nhau. Điều này chứng tỏ, tùy thuộc vào nguồn âm thanh mà các sóng thành phần của họa âm sẽ khác nhau. Vậy họa âm là gì?
Họa âm hay còn được gọi là bồi âm, hài âm là những âm có tần số cao hơn tần số cơ bản của một âm. Khi có một nhạc cụ phát ra âm có tần số f0 thì bao giờ nhạc cụ đó cũng đồng thời phát ra một loạt âm có tần số 2f0; 3f0; 4f0… có cường độ khác nhau.
Âm có tần số f0 gọi là âm cơ bản hay họa âm thứ nhất. Các âm có tần số 2f0; 3f0; 4f0… gọi là các họa âm thứ hai, thứ ba, thứ tư… Biên độ của các họa âm lớn, nhỏ không như nhau, tùy thuộc vào chính nhạc cụ đó. Tập hợp các họa âm tạo thành phổ của nhạc âm nói trên, chúng hòa vào nhau tạo ra những âm sắc đặc trưng cho từng loại nhạc cụ cũng như tiếng nói, tiếng hát của con người và tiếng kêu của động vật.
Phổ của cùng một âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra thì hoàn toàn khác nhau.
Khi sóng âm thanh tác động vào tai thì mỗi loại đặc trưng vật lý lại gây một cảm giác cho tai người một cảm giác riêng. Đây gọi là các đặc trưng sinh lý của âm.
Đặc trưng thứ nhất: Độ cao
Phụ thuộc vào tần số âm
Đặc điểm:
Tần số độ cao: âm cao (âm bổng)
Tần số thấp: âm thấp (âm trầm)
Đặc trưng thứ 2: Độ to
Phụ thuộc mức cường độ âm
Đặc điểm: Mức cường độ âm càng lớn thì âm nghe càng to
Đặc trưng thứ 3: Âm sắc
Phụ thuộc đồ thị dao động âm
Đặc điểm: Giúp ta phân biệt được âm do các nguồn âm khác nhau phát ra