logo

Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vậy các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Câu hỏi: Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm quy chế.

D. Vi phạm quy định.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Vi phạm pháp luật

Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em là vi phạm pháp luật.

>>> Xem thêm: Anh chị hiểu dấu hiệu dấu vi phạm pháp luật hành chính về bảo vệ môi trường như thế nào?

Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án A

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các hành vi của cá nhân hay tổ chức được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động gây nguy hiểm cho xã hội. Là hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ pháp luật xác lập và bảo vệ. Mỗi lĩnh vực trong đời sống pháp luật xây dựng và bảo vệ trên sự thừa nhận của nhà nước. Chính vì thế các hành vi này xâm hại tới các quan hệ đã được thừa nhận và bảo vệ thì được coi là vi phạm pháp luật.

Có lỗi chủ thể. Yếu tố này xác định thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình khi thực hiện. Những hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi của chủ thể thì cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể trước hành vi vi phạm của mình. Năng lực trách nhiệm pháp lý được Nhà nước quy định ở độ tuổi nhất định tùy thuộc vào từng lĩnh vực pháp luật điều chỉnh. Các hành vi trái pháp luật nhưng được thực hiện bởi chủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Trong đời sống hàng ngày, lỗi được hiểu là điều sai sót, không nên, không phải trong cách cư xử, trong hành động. Theo đó, lỗi được đồng nhất với hành vi, đó là những hành vi sai sót, hành vi không nên có, không đáng có. Trong khoa học pháp lí, lỗi là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả của hành vi đó. Như vậy, lỗi trong khoa học pháp lí không phải là bản thân hành vi mà là thái độ của chủ thể đối với hành vi của chính mình và hậu quả của hành vi ấy. Lỗi trong khoa học pháp lí chỉ được đặt ra khi chủ thể có hành vi trái pháp luật.

Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Ví dụ, nếu căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật thì có thể chia vi phạm pháp luật thành các loại tương ứng với các ngành luật như vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự…

Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì?

Trong khoa học pháp lý Việt Nam phổ biến là cách phân loại vi phạm pháp luật căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. Theo tiêu chí này, vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:

- Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự.

Ví dụ: Buôn bán ma túy, giết người, buôn bán người qua biên giới, bắt cóc trẻ em,….

- Vi phạm pháp luật hành chính: Là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí của nhà nước mà không phải là tội phạm.

Ví dụ: Trốn thuế, làm hư hỏng thất thoát tài sản của nhà nước…

- Vi phạm pháp luật dân sự: Là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản…) và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

Ví dụ: Tranh chấp đất đai nhà cửa, thừa kế, di chúc…..

Tóm lại, các dấu hiệu trên đây là cơ sở nhận diện vi phạm pháp luật. Một hiện tượng cụ thể xảy ra trong đời sống chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu nêu trên. Do vậy, có thể khẳng định, mọi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật. Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em là vi phạm pháp luật. Nhưng không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật, chỉ những hành vi trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện trong trường hợp có lỗi mới bị coi là vi phạm pháp luật.

icon-date
Xuất bản : 19/08/2022 - Cập nhật : 30/11/2022