logo

Các đô thị có ở phương Đông có vai trò như thế nào trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại

icon_facebook

Câu hỏi: Các đô thị có ở phương Đông có vai trò như thế nào trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại.

Câu trả lời chính xác nhất: Vai trò của các đô thị phương Đông trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại: 

+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại

+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.

Các bạn hãy cùng mở rộng kiến thức cùng Top lời giải qua bài mở rộng kiến thức về Đô thị trong lịch sử và hiện đại ngay sau đây nhé.


1. Đô thị là gì?

Ở góc độ xã hội, “Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp”.


2. Đặc điểm cơ bản của đô thị hiện nay

Các đô thị có ở phương Đông có vai trò như thế nào trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại

– Đặc điểm đầu tiên đó là đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề và các vấn đề này đều có tính toàn cầu

– Quan hệ thành thị và nông thôn vẫn luôn tồn tại và đang ngày càng trở nên quan trọng:

Khi chúng ta muốn tìm hiểu hoạt động của đô thị thì chúng at sẽ cần phải nghiên cứu về vùng nông thôn.

– Đô thị chính là một thị trường lao động:

Các chủ thể là những người lao động muốn làm việc vì người lao động muốn khoản tiền kiếm được từ công việc, vì vậy người lao động cung cấp sức lao động của bản thân mình.

– Đô thị cũng chính là một thị trường tiêu thụ:

Đô thị như chúng ta đã biết chính là nơi tập trung đông dân với hoạt động sản xuất chuyên môn hoá cao, nên vì thế mà ở đây có nhu cầu cung cấp, trao đổi hàng hoá, hay tiêu dùng cũng rất cao.


3. Đô thị hóa là gì?

- Khái niệm về đô thị hoá

Đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, vì vậy có thể nêu khái niệm dưới nhiều góc độ

Trên quan điểm một vùng: Đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.

Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị. Một bước chuyển biến rõ nét trong quy hoạch và xây dựng, quản lý đô thị tạo tiền đề vững chắc cho phát triển cao hơn vào những năm tiếp theo.

- Các đặc điểm của đô thị hóa

Quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân;

Bố trí dân cư;

Hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị;

Phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.

Ví dụ: Trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam, không gian đô thị được mở rộng. Dân cư ở các đô thị không ngừng tăng nhanh. Hạ tầng kỹ thuật được chú trọng đầu tư với việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao. Hạ tầng xã hội được đa dạng hoá, chất lượng cuộc sống được nâng cao.


4. Vai trò của các đô thị phương Đông trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại

Các đô thị có ở phương Đông có vai trò như thế nào trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại

* Điều kiện hình thành các đô thị phương Đông cổ đại:

+ Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất nồng nghiệp và quần tụ dân cư đông đúc.

+ Do sản xuất dần phát triển, dân số tăng lên, những khu định cư nhỏ ban đầu đã dần mở rộng thành các khu dân cư đông đúc và có sự phân công lao động, hình thành các đô thị (thành thị) cổ đại như: Ba-bi-lon (ở vùng Lưỡng Hà), Mem-phit (ở Ai Cập), Mô-hen-giỗ Đa-rô (ở Ấn Độ)

* Vai trò của các đô thị trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại:

+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại

+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.


 5. Sự ra đời của các đô thị châu Âu thời trung đại

Từ thế kỉ XI, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các lãnh địa phong kiến có nhiều biến đổi

Một số thợ thủ công đã tìm cách trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền để chuộc lại tự do. Họ tìm đến những nơi đồng dân cư, gần nguồn nguyên liệu, nơi giao nhau của các trục đường chính,... nhóm nhau lại đề cùng sản xuất, buôn bán. Từ đó các đô thị hình thành. Bên cạnh đó, còn có những đô thị do lãnh chúa, Giáo hội xây dựng hoặc được phục hồi từ những đô thị cổ đại.

* Vai trò của thương nhân trong các đô thị châu Âu trung đại

Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa trước đây. Việc buôn bán giữa các nước ngày càng sôi động, đặc biệt xung quanh vùng Địa Trung Hải.

----------------------------------

Trên đây Top lời giải đã mang đến cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Các đô thị có ở phương Đông có vai trò như thế nào trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại và một số kiến thức liên quan tới đô thị trong lịch sử và hiện đại. Chúc các bạn vận dụng tốt và đạt kết quả học tập cao.

icon-date
Xuất bản : 01/07/2022 - Cập nhật : 10/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads