logo

Các dạng toán có lời văn lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao

Dạng toán có lời văn rất thường hay gặp ở tiểu học. Để giải được dạng toán này, chúng ta cần nắm chắc lý thuyết, đọc kĩ đề bài để xác định được những dữ kiện đã cho. Cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết các dạng toán có lời văn lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao dưới đây nhé!


Các bước để giải một bài toán có lời văn

Bước 1: Tìm hiểu đề: Học sinh phải đọc kỹ đề toán để phân biệt dữ kiện của bài - xác định được cái đã cho và cái phải tìm.

Bước 2: Phân tích bài toán

+ Bài toán cho ta biết gì?

+ Bài toán hỏi điều gì?

+ Muốn giải được bài toán ta phải sử dụng phép tính nào?

Ta có thể hỏi ngược lại:

+ Bài toán hỏi điều gì?

+ Ta biết điều gì ở bài toán?

+ Muốn giải được bài toán trước hết ta phải tìm gì?

Bước 3: Tóm tắt bài toán

Có nhiều cách tóm tắt khác nhau:

Ví dụ: Một lớp học có 14 học sinh nữ và 16 học sinh nam. Hỏi lớp đó có tất cả bao nhiêu học sinh ?

Cách 1: Nữ: 14 học sinh

             Nam: 16 học sinh

             Tất cả: .... học sinh ?

Cách 2:

Các dạng toán có lời văn lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao

Cách 3:

Các dạng toán có lời văn lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao (Ảnh 2)

Bước 4: Giải bài toán

Các em dựa vào tóm tắt để viết bài giải

Lớp học đó có số học sinh là:

14 + 16 = 30 (HS)

Đáp số: 30 học sinh

Bước 5: Thử lại kết quả


Các dạng toán có lời văn lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao

1. Dạng 1: Bài toán về nhiều hơn

Ghi nhớ: Số lớn = số bé + phần “nhiều hơn”

Bài toán 1: Hòa có 4 bông hoa, Bình nhiều hơn Hòa 2 bông hoa. Hỏi Bình có bao nhiêu bông hoa ?

Tóm tắt:

Các dạng toán có lời văn lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao (Ảnh 3)

Ở đây số lớn là số hoa của ai ? Số bé là số hoa của bạn nào ?

Vậy tìm số hoa của Bình bằng cách nào ? Học sinh giải:

Bình có số bông hoa là:

4 + 2 = 6 (bông hoa)

Đáp số: 6 bông hoa

Bài toán 2: Tùng có 15 viên bi, Tùng nhiều hơn Toàn 3 viên bi. Hỏi Toàn có bao nhiêu viên bi ?

Các dạng toán có lời văn lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao (Ảnh 4)

Bài giải

Toàn có số viên bi là :

15 - 3 = 12 (viên bi)

ĐS : 12 viên bi

Bài toán 3 : Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.

Lan có 19 bông hoa, Huệ nhiều hơn Lan 3 bông hoa. Hỏi Huệ có bao nhiêu bông hoa?

A. 2 bông hoa      B. 16 bông hoa     C. 22 bông hoa

Học sinh phải khoanh vào đáp án C vì số hoa của Huệ bằng 19 + 3 = 22

2. Dạng 2: "Bài toán về ít hơn"

Ghi nhớ : Số bé = Số lớn - phần “ít hơn”.

Bài toán 1: Vườn nhà Nga có 17 cây cam, vườn nhà Mai ít hơn vườn nhà Nga 6 cây cam. Hỏi vườn nhà Mai có bao nhiêu cây cam ?

Các dạng toán có lời văn lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao (Ảnh 5)

Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng học sinh xác định được số lớn là số cây vườn nhà Nga, số bé là số cây vườn nhà Mai, số phần ít hơn là 6 cây. Từ đó học sinh giải bài rất dễ dàng.

Bài giải:

Vườn nhà Mai có số cây là : 17 - 6 = 11 (cây)

ĐS : 11 cây

Bài toán 2: Tấm vải xanh dài 34 dm, như vậy dài hơn tấm vải đỏ 13dm. Hỏi tấm vải đỏ dài bao nhêu đề xi mét ?

Tóm tắt:

Các dạng toán có lời văn lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao (Ảnh 6)

Bài giải:

Tấm vải đỏ dài số đề xi mét là:

34 - 13 = 21 (dm)

ĐS: 21 dm

3. Dạng 3: “Tìm số hạng chưa biết”

Công thức: Số hạng = Tổng - Số hạng đã biết

Bài toán 1: Một đàn gà có tất cả 45 con, trong đó 25 gà mái. Hỏi có bao nhiêu con gà trống ?

Tóm tắt: 45 con gà 

Các dạng toán có lời văn lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao (Ảnh 7)

Bài giải: Gà trống có số con là 45 - 25 = 20 (con)

ĐS : 20 con gà trống

Ở đây ta thấy 25 con gà mái + số con gà trống = tất cả đàn Do đó : 45 con gà là tổng

25 con gà mái là số hạng đã biết.

Số con gà trống là số hạng chưa biết.

Bài toán 2 : Hồng và Lan có tổng cộng 18 quyển vở. Hồng sử dụng hết 6 quyển, Hồng còn lại 4 quyển. Hỏi Lan có bao nhiêu quyển vở ?

Phân tích:

+ Muốn tìm số vở của Lan, trước hết phải tìm số vở của ai ?

+ Tìm số vở của Hồng bằng cách nào ?

+ Vậy bài toán phải giải bằng mấy phép tính ? 

Tóm tắt :

Hồng + Lan : 18 quyển

Hồng dùng : 6 quyển

Hồng còn : 4 quyển

Lan : .... quyển ?

Bài giải : 

Số quyển vở của Hồng là : 6 + 4 = 10 (quyển)

Lan có số quyển vở là : 18 - 10 = 8 (quyển)

ĐS : 8 quyển 

Điều cần ghi nhớ : Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

4. Dạng 4: “Tìm số bị trừ chưa biết”

Bài toán 1: Hùng có 25 viên bi, Hùng cho Dũng một số viên bi, Hùng còn lại 18 viên bi. Hỏi Hùng cho Dũng bao nhiêu viên bi ?

Tóm tắt:

Có : 25 viên bi

Cho : .... viên bi ?

Còn : 18 viên bi.

Bài giải:

Hùng cho Dũng số viên bi là 25 - 18 = 7 (viên bi)

ĐS: 7 viên bi

Với bài này ta thấy: 25 viên bi - số bi đã cho = 18 viên bi Do đó: 25 viên bi là số bị trừ

Số viên bi Hùng đã cho là số trừ chưa biết. 18 viên bi còn lại là hiệu.

Điều cần ghi nhớ: Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

Bài toán 2: Một xe ô tô chở khách, trên xe có 38 người (kể cả tài xế). Đến một bến có 4 người xuống và 7 người lên. Hỏi lúc này trên xe có bao nhiêu người ?

Bài giải:

Cách 1: 

Có 4 người xuống thì trên xe còn số người là

38 - 4 = 34 (người)

7 người lên xe thì trên xe có số người là

34 + 7 = 41 (người)

Đáp số: 41 người

Cách 2:

Có 4 người xuống và 7 người lên thì số người tăng lên là:

7 - 4 = 3 (người) Lúc này trên xe có số người là:

38 + 3 = 41 (người)

Đáp số: 41 người

5. Dạng 5: “Tìm thừa số chưa biết”

Bài toán 1:

Có 12 kg gạo chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi có mấy ki lô gam gạo?

Tóm tắt:

12 kg : 3 túi

.... kg ? : 1 túi

Bài giải:

Mỗi túi có số ki lô gam gạo là 12 : 3 = 4 (kg)

ĐS: 4 kg

Bài này ta thấy: 12 kg là tích

3 túi là thừa số đã biết

Số kg gạo trong 1 túi là thừa số chưa biết.

Điều cần ghi nhớ: Lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Bài toán 2: Tìm đáp số bài toán

Có một sợi dây dài 18 dm được cắt thành các đoạn bằng nhau, mỗi đoạn dài 3 dm.

Hỏi sợi dây đó cắt được mấy đoạn ?

A. 5 đoạn B. 6 đoạn C. 7 đoạn

- Học sinh giải ra nháp và khoanh vào đáp án B.

6. Dạng 6: “Tìm số bị chia”

Bài toán 1: Có một số ki lô gam đường đựng đều trong 4 bao mỗi bao 5 kg đường.

Hỏi tất cả bao nhiêu ki lô gam đường ?

Tóm tắt: 

1 bao : 5 kg

4 bao : .... kg ?

Bài giải:

Tất cả có số ki lô gam đường là 5 x 4 = 20 (kg)

ĐS: 20 kg

Điều cần ghi nhớ: Lấy thương nhân với số chia.

Bài toán 2: Mẹ có một chùm nho, mẹ chia đều cho 3 con, mỗi con được 5 quả, còn thừa 2 quả. Hỏi chùm nho có bao nhiêu quả ?

Với bài toán này học sinh phải đọc thật kĩ, phát hiện khác dạng thông thường ở điểm nào để phân tích rồi giải.

Bài giải:

3 người con được số quả là 5 x 3 = 15 (quả)

Chùm nho có số quả là 15 + 2 = 17 (quả)

ĐS: 17 quả


Bài tập vận dụng

Bài 1. Bao gạo thứ nhất cân nặng 50kg, bao gạo thứ nhất nhẹ hơn bao gạo thứ hai 16kg. Hỏi bao gạo thứ hai cân nặng bao nhiêu?

→ Số kilogam bao gạo thứ hai nặng:

50 + 16 = 66 (kg)

Đáp số: 66 kg

Bài 2. An có nhiều hơn Bình 12 viên bi, An lại mua thêm 6 viên bi. Hỏi An nhiều hơn Bình tất cả bao nhiêu viên bi?

→ Số viên bi An nhiều hơn Bình là:

12 + 6 = 18 (viên bi)

Đáp số: 18 viên bi

Bài 3. Hai lớp 2A và 2B trồng được 70 cây, lớp 2A trồng được 36 cây. Hỏi số cây lớp 2B trồng được là bao nhiêu?

→ Số cây mà lớp 2B trồng được là:

70 – 36 = 34 (cây)

Đáp số: 34 cây

Bài 4. Bảo nặng 16 kg. Bảo nặng hơn Long 5kg. Bình nhẹ hơn Long 3kg. Hỏi Bảo nặng hơn Bình bao nhiêu ki-lô-gam?

Lời giải:

Long nặng số ki-lô-gam là:

16 - 5 = 11(kg)

Bình nặng số ki-lô-gam là:

11 - 3 = 8 (kg)

Bảo nặng hơn Bình số ki-lô-gam là:

16 - 8 = 8 (kg)

Đáp số: 8kg.

Bài 5. Có 3 bạn, mỗi bạn mua 2 viên bi đỏ, 3 viên bi vàng. Hỏi 3 bạn đã mua tổng cộng bao nhiêu viên bi?

→ Số bi mà mỗi bạn mua được là:

2 + 3 = 5 (viên bi)

Số bi tổng cộng của 3 bạn là:

5 x 3 = 15 (viên bi)

Đáp số: 15 viên bi

Bài 6. Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 23 cái ca, ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày thứ nhất 18 cái ca. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng đó bán được bao nhiêu cái ca?

→ Số ca mà cửa hàng bán được ở ngày thứ hai là:

23 + 18 = 41 (cái ca)

Đáp số: 41 cái ca

Bài 7. Có 80 con ngỗng đang bơi trong ao và 80 con vịt đang ở trên bờ. Hiện tại có 8 con vịt trong ao đi lên bờ. Hỏi:

a) Lúc đó còn bao nhiêu con vịt đang ở trong ao?

b) Lúc đó có bao nhiêu con vịt ở trên bờ?

c) So sánh giữa số vịt dưới áo và số vịt trên bờ?

d) Trên bờ và dưới ao có tất cả bao nhiêu con vịt?

Lời giải:

a) Lúc đó dưới ao còn số con vịt là:

80 - 10 = 70 (con vịt)

b) Lúc đó trên bờ có số con vịt là:

80 + 10 = 90 (con vịt)

c) Số vịt ở trên bờ nhiều hơn số vịt ở dưới ao số con là:

90 - 70 = 20 (con vịt)

d) Ở cả dưới áo và trên bờ có số con vịt là:

70 + 90 = 160 (con vịt)

Đáp số:

a, 70 con vịt

b, 90 con vịt

c, 20 con vịt

d, 160 con vịt

icon-date
Xuất bản : 26/09/2021 - Cập nhật : 25/07/2023