logo

Các dạng bài tập Sinh 12 Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST


Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST

Dạng 1: Xác định dạng đột biến.

Cách giải:

- Xác định cấu trúc NST trước khi xảy ra đột biến và sau đột biến

- Nắm vững đặc điểm của các dạng đột biến cấu trúc để xác định dạng đột biến

Chú ý: Dấu hiệu nhận biết của các dạng đột biến:

- Mất đoạn làm giảm kích thước và số lượng gen trên NST.

- Lặp đoạn làm tăng kích thước và số lượng gen trên NST làm cho các gen trên NST xa nhau hơn nhưng không làm thay đổi nhóm liên kết.

- Đảo đoạn làm kích thước NST không đổi, nhóm liên kết gen không đổi nhưng làm thay đổi trật tự các gen trong NST.

- Chuyển đoạn trên 1 NST làm kích thước NST không đối, nhóm liên kết gen không đổi nhưng vị trí các gen thay đổi.

- Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ làm thay đổi tất cả gồm: vị trí gen, kích thước, nhóm liên kết gen.

Dạng 2. Xác định tỉ lệ giao tử đột biến cấu trúc.

Chú ý:

* Khi NST chưa nhân đôi nếu cặp NST tương đồng nếu có 1 chiếc bị đột biến cấu trúc thì thì

- Tỉ lệ sinh giao tử đột biến ở cặp NST này là ½

- Tỉ lệ sinh giao tử không đột biến ở cặp NST này là ½

Ví dụ : A là NST không bị đột biến , a là NST bị đột biến

Ta có: Aađb → Giảm phân → A, A, ađb, ađb

* Sau khi NST đã nhân đôi nếu 1 cromatit trong cặp tương đồng bị đột biến cấu trúc thì

- Tỉ lệ sinh ra giao tử đột biến ở cặp NST này là 1/4

- Tỉ lệ sinh ra giao tử không đột biến là 3/4

Ví dụ A là NST không bị đột biến, a là NST bị đột biến ta có:

AA → Nhân đôi → AAAA →AAAađb → Giảm phân → A, A, A, ađb

* Với trường hợp có 2 NST đột biến trở lên:

Do sự phân ly độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của NST trong giảm phân nên tỉ lệ giao tử chung bằng tích tỉ lệ giao tử riêng của từng NST.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021