logo

Các dạng bài tập luyện từ và câu


I. Các dạng bài tập luyện từ và câu lớp 3

Câu 1. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Tán bàng xòe ra giống như….                                         (Cái ô, mái nhà, cái lá)

Câu 2. Điền tiếp vào chỗ trống để câu có hình ảnh so sánh.

Những lá bàng mùa đông đỏ như… ……………… (ngọn lửa, ngôi sao , mặt trời)

Câu 3. Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh.

a. Những chú gà con chạy như lăn tròn.

b. Những chú gà con chạy rất nhanh.

c. Những chú gà con chạy tung tăng.

Câu 4. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

- Tiếng suối ngân nga như……………………..

Câu 5. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

-  Mặt trăng tròn vành vạnh như………………

Câu 6. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

-  Trường học là………………….

Câu 7. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

-  Mặt nước hồ trong tựa như…………..

Câu 8. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

 Sương sớm long lanh như ……..                                       (những hạt ngọc, làn mưa, hạt cát)

Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

  Nước cam vàng như……………                           (mật ong,lòng đỏ trứng gà, bông lúa chín)

Câu 10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

 Hoa xoan nở từng chùm như…………..                   (những  chùm sao,chùm nhãn , chùm vải)

Câu 11. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi ‘’thế nào’’

Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

Câu 12. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi ‘’thế nào’’

Bạn Tuấn rất khiêm tốn và thật thà.

Câu 13. Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu sau:

Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

…………………………………………………………………………………………

Câu 13: Câu: “Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.” được viết theo mẫu câu nào?

a. Ai là gì?     

b. Ai làm gì?              

c. Ai thế nào?            

d. Cái gì thế nào?

Câu 14: Câu  ‘ Em còn giặt bít tất’ thuộc mẩu câu

a. Ai làm gì?     

b. Ai thế nào?    

c.a, b đều đúng       

d.  a, b đều sai

Câu 15:  Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm :

       Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả

…………………………………………………………………………………………

Câu 16: Câu “ Ông  lão đào hũ bạc lên, đưa cho con” thuộc mẫu câu nào em đã học?

a. Ai làm gì?          

b.Ai là gì?     

c.Ai thế nào?.    

d.  Cả a, b, c đều sai.

Câu 17: Trong câu ‘Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền’’,từ chỉ hoạt động là :

a.Vất vả       

b. Đồng tiền .      

c. Làm lụng.

Câu 18: Câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì? là:

a. Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn.

b. Bé con đi đâu sớm thế?

c. Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!

Câu 19: Câu văn được viết theo mẫu câu Ai thế nào? Là:

a. Nào, bác cháu ta lên đường!

b. Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh.

c. Trả lời xong, Kim Đồng quay lại.

Câu 20: Câu văn có hình ảnh so sánh là:

a. Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai tay.

b. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người.

c. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa.

Câu 21: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? nói về anh Kim Đồng:

.........................................................................................................................................

Câu 22: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:

     Tháng mười một vừa qua trường em tổ chức hôi thi văn nghệ thể thao để chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11.

Câu 23. Trong câu văn: “Bố là niềm tự hào của cả gia đình tôi”. Là kiểu câu nào?

a. Ai là gì?              

b. Ai thế nào?                   

c. Ai làm gì?

Câu 24. Dòng nào thể hiện là khái niệm của từ “cộng đồng”

a. Những người cùng làm chung một công việc.

b. Những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau.

c. Những người cùng nòi giống.

Câu 25. Tìm cặp từ trái nghĩa với nhau:

a. Thông minh - sáng dạ           

b.Cần cù - chăm chỉ          

c.Siêng năng - lười nhác

Câu 26. Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả?

a. Cư xử, lịch xự.        

b.Cơm chín, chiến đấu                   

c.Dản dị, huơ vòi

Câu 27. Dòng nào dưới đây thể hiện tính tốt của người học sinh:

a. Trong giờ học còn hay nói chuyện.

b. Chưa làm bài đầy đủ, chưa học thuộc bài trước khi tới lớp.

c. Ngoan ngoãn, học tập chuyên cần.

Câu 28. Tìm cặp từ trái nghĩa với nhau:

a. Siêng năng - lười nhác          

b.Thông minh - sáng dạ       

c.Cần cù - chăm chỉ

Câu 29. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?”                                            

Hòa giúp mẹ xếp ngô lên gác bếp. 

Câu 30. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh trong câu văn dưới đây:

Ngựa phi nhanh như tên bay.

Câu 31. Điền từ so sánh ở trong ngoặc vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp:

Đêm ấy, trời tối đen ……. mực.                ( như,là, tựa )

Câu 32. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh. 

Tiếng trống ngày tựu trường rộn rã như…               

(một đàn ong ca, tiếng trống hội , tiếng ve kêu)

Câu 33. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh. 

Giọng cô ấm như…                     (nắng mùa thu,  đàn ong ca,  tiếng thác)

 Câu 34. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh. 

Tiếng ve đồng loạt cất lên như………………………………………………………..

    (một dàn đồng ca, đàn ong ca,  đàn chim hót)

Câu 35. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Ông ngoại đèo tôi đến trường.

.........................................................................................................................................

Câu 36. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

               Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

.........................................................................................................................................

Câu 37. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

               Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.

(Ai âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng?)

.........................................................................................................................................

Câu 38. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

.........................................................................................................................................

Câu 39. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Em là hội viên của một câu lạc bộ thiếu nhi phường.

.........................................................................................................................................

Câu 40. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi,  rèn luyện và học tập.

.........................................................................................................................................

Câu 41. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

.........................................................................................................................................

Câu 42. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.

.........................................................................................................................................

Câu 43. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Ba mẹ dẫn tôi đi chơi.

.........................................................................................................................................

Câu 44: Câu “Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm” thuộc kiểu câu nào?

a. Ai làm gì?                  

b.Ai thế nào?                        

c. Ai là gì?

Câu 45. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?”

Đàn chim én đang sải cánh trên bầu trời xanh.

Câu 46. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?”

Bà nội dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

Câu 47. Đàn cá đang tung tăng bơi lội. Từ chỉ hoạt động là?

a. Đàn cá        

b. đang tung tăng      

c. bơi              

d. tung tăng bơi lội

Câu 48. Câu nào có sự vật so sánh ?

a.Trẻ em như búp trên cành

b. Biết ăn biết ngủ học hành là ngoan.

Câu 49: Gạch chân sự vật so sánh trong câu sau:           Trăng tròn như cái dĩa.

Câu 50: Tìm từ chỉ hoạt động trong câu:

         “ Nước trong leo lẻo cá đớp cá

 Trời nắng chang chang người trói người”

a. nước, cá, người.

b. nắng chang chang, nước trong veo.

c. đớp, trói.

d. a,b,c đều sai

Câu 51. Tìm 2 từ chỉ gộp những người trong gia đình.

.........................................................................................................................................

Câu 52.  Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây .     

              Ông em bố em và chú em đều thợ mỏ . 

Câu 53. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm : 

Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân .

.........................................................................................................................................

Câu 54. câu “ Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá” thuộc mẫu câu:

a. Ai là gì?                 b. Ai làm gì?  c. Ai thế nào?            d. a,b,c đều sai

Câu 55: Câu nào sau đây được cấu tạo theo mẫu câu “Ai là gì?” 

a. Người mẹ không sợ Thần Chết.     b. Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.

c. Người mẹ là người rất dũng cảm.                       d. Tất cả đều sai

Câu 56. Bộ phận gạch chân trong câu :  “ Anh Kim Đồng rất bình tĩnh và nhanh trí. ” Trả lời cho câu hỏi nào ?

a. Là gì ?                  

b. Làm gì ?                 

c. Thế nào ?   

d. Tất cả đều sai

Cậu 57. Câu “ Thành phố sắp vào thu” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai là gì?                 

b. Ai làm gì?  

c. Ai thế nào?            

d. a, ,c đều sai

Câu 58. Trong câu ‘Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền’’,từ chỉhoạt động là :

a. Vất vả.                     

b. Đồng tiền . 

c. Làm lụng.   

d. mới biết     

Câu 59. Trong câu: Đàn sếu đang sải cánh trên cao .

a. Ai là gì?

b. Ai làm gì?

c. Ai thế nào?

d. Cả a, b, c đều sai.

Câu 60. Gạch chân từ chỉ trạng thái trong câu sau:

Ông đang rất buồn.

Câu 61. Những từ ngữ nào chỉ gộp những người trong gia đình?

a. Công nhân, nông dân, trí thức.

b. Ông bà, cha mẹ, anh chị.

c. Thầy giáo, cô giáo, học sinh.

d. Chú bác, các thầy, con cái.

Câu 62. Gạch 1 gạch trả lời bộ phận “Ai”, gạch 2 gạch trả lời cho bộ phận “Làm gì”?

Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

Câu 63. Gạch dưới hình ảnh so sánh trong câu sau:

Nhìn từ xa, Bảo tàng Hồ Chí Minh giống như một bông sen trắng khổng lồ.

Câu 64. Câu nào sau đây không có hình ảnh so sánh.

a. Hoa cau rụng trắng ngoài hè.

b. Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

c. Tiếng mưa trong rừng cọ như ào ào trận gió.

d. Câu a , c đều đúng.

Câu 65. Thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu có hình ảnh so sánh

a. Những cánh diều liệng trên trời như................................................................

b. Mắt chú mèo nhà em tròn xoe như........ ....................................................... 

c. Những đám mây trắng nõn như...... .....................................................

Câu 66. Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để  được câu có hình ảnh so sánh.                     Ông lão cười vui như………………………. .

Câu 67. Trong câu “ Có làm lụng vất và người ta mới biết quí đồng tiền.”. từ chỉ hoạt động là:

a. Đồng tiền             

b. vất vả         

c. làm lụng                 

d. Cả  3 ý dều đúng

Câu 68. Câu “Quỳnh khẽ gật đầu chào lại” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai – làm gì ?      

b. Ai – là gì ?          

c. Ai – thế nào ?     

d. Cả câu a và c đúng.

Câu 70. Câu nào dưới đây viết đúng dấu phẩy?

a. Ếch con, ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.

b. Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

c. Ếch con, ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

d. Các câu a, b, c đều sai.

Câu 71.

a. Viết 3 câu có hình ảnh so sánh

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

b. Viết 3 câu có hình ảnh nhân hóa

.........................................................................................................................................

......................................................................................................................................…

Cùng Top lời giải tìm hiểu về câu và từ nhé 

Một bài văn được tạo nên từ các đoạn văn. Và hình thành các đoạn văn chính là những câu văn. Trong mỗi câu văn lại là các từ, các cụm từ ghép với nhau để thành một câu hoàn chỉnh.

Các dạng bài tập luyện từ và câu lớp 3

II. Tìm hiểu về Từ

1. Khái niệm: 

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

2. Đặc điểm của từ:

– về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu. Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với tiếng. Tiếng chỉ có chức năng cấu tạo từ. Những tiếng có thể dùng độc lập để đặt câu được gọi là từ đơn.

Ví dụ: từ học sinh gồm hai tiếng: học + sinh.

– về cấu trúc: trong số các đơn vị dùng để đặt câu, từ là đon vị nhỏ nhất. Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với đơn vị bậc trên nó là cụm từ.

Ví dụ: Trong câu: Sáng sáng, em đi học. gồm có 4 từ: sáng sáng, em, đi, học.

– Đa số các tiếng trong tiếng Việt có nghĩa, ví dụ: nhà, mẹ, vui, hoa…, cũng có những tiếng không có nghĩa, ví dụ: loắt (trong từ loắt choắt), xắn (trong từ xinh xắn),…

3. Phân loại từ theo cấu tạo ngữ pháp: dựa vào số lượng tiếng trong từ, có các loại từ sau:

– Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng (ví dụ: cá, thóc, vua, mèo,…).

– Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng (ví dụ: sách giáo khoa, con cháu, lom khom,…).

Từ phức được phân thành từ ghép và từ láy.

+ Từ ghép: từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (ví dụ: ông bà, con cháu, hoa quả, xe đạp,…).

+ Từ láy: từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng (ví dụ: loắt choắt, lác đác, sạch sành sanh,…).

4. Lưu ý

– Tìm hiểu về từ ghép, cần chú ý mối quan hệ ý nghĩa giữa các tiếng trong từ:

+ Các tiếng trong từ có quan hệ bình đẳng, tạo ra ý nghĩa tổng họp, khái quát hơn ý nghĩa của mỗi tiếng tạo thành (ví dụ: thầy trò, sách vở, học hành,…).

+ Các tiếng trong từ có quan hệ chính phụ, tạo ra ý nghĩa cụ thể hơn ý nghĩa của tiếng chính (ví dụ: hoa hồng, đỏ thắm, bánh trôi,…).

– Tìm hiểu về từ láy, cần chú ý quan hệ láy âm giữa các tiếng trong từ: 

+ Láy lại toàn bộ tiếng, có thể có sự biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối (ví dụ: đo đỏ, hun hút, xanh xanh).

+ Láy lại bộ phận phụ âm đầu của các tiếng (ví dụ: lạnh lẽo, buồn bã,…).

+ Láy lại bộ phận vần của các tiếng (ví dụ: lóc cóc, lềnh bềnh,…).


III. Câu là gì? Thành phần câu

1. Khái niệm 

Câu là một tập hợp từ, ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ cú pháp xác định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định.

Ví dụ:

– Trăng đã lặn (N.C)

– Có nghĩa gì đâu một buổi chiều (X.D)

– Những người tù biết trời mưa khi họ vừa bị lùa ra khỏi khám.

– Hãy nhớ lấy lời tôi (T.H)

2. Các thành phần câu

2.1. Các thành phần chính của câu.

2.1.1. Chủ ngữ

– Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thai,…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai/ con gì, cái gì?

* Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.

Ví dụ: Xét VD ở dưới đây, chú ý các từ, cụm từ: Tôi, Chợ Rồng, Cây tre…

Ví dụ: Lão nhà giàu ngu ngốc ngồi khóc.

   CN: cụm danh từ

2.1.2. Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, Như thế nào?, hoặc là gì?

Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

Ví dụ 1: Một buổi chiều, tôi ra đứng đầu làng  xem hoàng hôn xuống

                                                       VN1: cụm đtừ      VN2: cụm đtừ

Ví dụ 2: Chợ Rồng nằm sát bên quốc lộ 183, ồn ào, đông vui, tấp nập.

                                        VN 1: cụm động từ         VN2    VN3        VN4 ->(đều là tính từ)

Ví dụ 3: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

                                           VN: cụm danh từ

2.2. Các thành phần phụ trong câu.

2.2.1. Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …

Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

2.2.2. Định ngữ

Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt.Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ).Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V.

VD:

– Chị tôi có mái tóc đen. ( đen là từ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen là định ngữ)

– Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (đen mượt mà là ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen mượt mà là định ngữ)

– Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ / tặng là cụm C-V, làm rõ nghĩa cho danh từ “Quyển sách”. mẹ tặng là định ngữ)

2.2.3. Bổ ngữ

Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.

VD:

– Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ “vui nhộn”, rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ )

– Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ “thổi”, thổi mạnh được gọi là Cụm động từ)

2.2.4. Khởi ngữ

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

– Vị trí: đứng trước chủ ngữ (đứng đầu câu) hoặc đứng sau chủ ngữ, trước vị ngữ (đứng giữa câu).

– Chức năng: nêu lên đề tài trong câu với ý nhấn mạnh.

– Khả năng kết hợp : đứng sau quan hệ từ : về, mà, còn, với, đối với…

VD:

– Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-Xi-Păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

– Đối với tôi, điều này thật quá sức tưởng tượng!

2.3. Các thành phần biệt lập trong câu.

2.3.1 Thành phần tình thái

– Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

– Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

– Từ nhận biết:chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu như, có vẻ như…

VD

– Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

2.3.2 Thành phần cảm thán

– Bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận…).

– Từ nhận biết: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi…

VD:Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

2.3.3 Thành phần gọi đáp

– Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

– Từ nhận biết:này, thưa, dạ…

VD: Này tên kia, đứng lại ngay cho ta!

Cách nhận biết: Các vị trí xuất hiện:

(phần phụ chú)

– phần phụ chú –

– phần phụ chú ,

2.3.4 Thành phần phụ chú

Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

VD:- Việt Nam – một đất nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên – đang cố gắng để thoát nghèo.

–  Anh Sơn (vốn dân Nam bộ gốc) làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ.

3. Phân loại câu

3.1. Theo cấu trúc ngữ pháp.

3. 1.1. Câu đơn:Là câu chỉ có một vế câu (1 cụm C-V)

Vd: Ngày mai, em/ lên đường.

3.1.2. Câu rút gọn/ tỉnh lược: Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược bỏ bộ phận chính mà người nghe vẫn hiểu đúng ý.

Vd: – Ôn thi tốt nghiệp môn Văn có nhiều bài không?

– Nhiều lắm!

3.1.3 Câu đặc biệt: Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo thành mà không xác định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt

Vd: – A! Mưa.

      Ối. Đau

3.1.4. Câu ghép: Là câu có từ 2 vế trở lên,mỗi vế câu thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ cụm Chủ – Vị)

Câu ghép đẳng lập:các vế độc lập không phụ thuộc vào nhau về mặt ý nghĩa, giữa các vế câu có từ chỉ quan hệ hoặc dấu phẩy, dấu hai chấm, …

Vd– Anh trai là sinh viên còn em là học sinh.

– Trái cây rất tươi và bánh rất ngon .

– Mọi người vỗ tay reo lên: ngày mai cả lớp được đi cắm trại.

Câu ghép chính phụ:chỉ có hai vế câu. Vế chính và vế phụ có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về ý nghĩa và gắn với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ.

Vd: – Vì đường trơn nên xe phải đi chậm lại.

– Nếu em thi đậu đại học thì bố mẹ sẽ thưởng cho em một chiếc xe máy.

– Mặc dù mưa rất to nhưng lớp em vẫn đi học đầy đủ. 1.5. Câu phức là câu có từ hai kết cấu c-v trở lên, trong đó có một kết cấu c-v làm nòng cốt, các kết cấu c-v còn lại bị bao hàm trong kết cấu c-v làm nòng cốt đó. VD: Cái bàn này chân đã gãy => Kết cấu c-v làm lòng cốt là; cái bàn này- cn, chân đã gãy- vị ngữ kết cấu c-v nhỏ làm vị ngữ: chân- chủ ngữ 2, đã gãy-vị ngữ 2 ( kết cấu c-v 2 này bị bao hàm trong kết cấu c-v nòng cốt – Đây là câu phức thành phần vị ngữ vì vị ngữ của câu được cấu tạo bởi một kết cấu c-v

Nói về câu phức và câu ghép thì rất nhiều, nhưng có thể phân biệt hai loại câu này dựa vào mối quan hệ giữa các kết cấu c- v ( kết cấu chủ-vị)

3.2. Theo mục đích phát ngôn

3.2.1. Câu trần thuật (hay còn gọi là câu kể)

– Mục đích sử dụng: Dùng để kể, tả, nhận định, giới thiệu một sự vật, sự việc

– Dấu hiệu nhận biết: Cuối câu kể thường ghi dấu chấm (.).

VD:

– Hôm qua, trời mưa như trút nước. (kể)

– Chiếc bánh vừa dẻo, vừa thơm trông lại rất bắt mắt. (tả)

– Đây là bác Nam. Bác ấy là một họa sĩ rất tài hoa.(giới thiệu, nhận định)

3.2.2 Câu nghi vấn (hay còn gọi là câu hỏi)

– Mục đích sử dụng: Chủ yếu dùng để hỏi (hỏi người và hỏi chính mình). Đôi khi, dùng vào mục đích khác (cảm thán/ cầu khiến.).

– Dấu hiệu nhận biết:

– Có các từ nghi vấn: có…không, (làm) sao, hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

– Cuối câu có dấu chấm hỏi (?).

VD:

– Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà? ( hỏi người khác)

– Hình như gương mặt này mình đã từng gặp ở đâu đó rồi? ( tự hỏi mình)

–   Sao bạn học văn giỏi thế? (cảm thán)

3.2.3. Câu cầu khiến

– Mục đích sử dụng:

Dùng để:

– cầu khiến (ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo).

– khẳng định hoặc phủ định .

– bộc lộ tình cảm, cảm xúc

– Dấu hiệu nhận biết:

– Có những từ cầu khiến như :hãy, đừng, chớ, nhé…đi , thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến;

– Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than (!), nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.).

VD:

– Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm! (khuyên)

– Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. (khuyên)

– Học bài thi, sắp thi rồi đấy! (yêu cầu)

– Ngày mai chúng ta đi nộp hồ sơ thi đại học nhé! (đề nghị).

3.2.3 Câu cảm thán

– Mục đích sử dụng: Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết).

Dấu hiệu nhận biết:

– Có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, xiết bao, biết chừng nào,…

– Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)

VD:

– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

– Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu!

icon-date
Xuất bản : 22/10/2021 - Cập nhật : 26/10/2021

Tham khảo các bài học khác