logo

Các biện pháp bảo quản nông sản

Hàng hóa nông sản là khái niệm dùng để chỉ những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua cây trồng. Hay nói đơn giản hơn đó chính là những sản phẩm được những người nông dân sản xuất, chế biến nông sản ra với mục đích thu hoạch và bán ra thị trường.

Cùng Top lời giải trả lời chính xác, chi tiết cho câu hỏi: “Các biện pháp bảo quản nông sản” kèm theo những kiến thức vận dụng hay nhất được các thầy cô biên soạn là tài liệu ôn tập dành các bạn học sinh để đạt kết quả cao


Các biện pháp bảo quản nông sản

Trả lời:

Các biện pháp bảo quản nông sản:

Phương pháp bảo quản truyền thống

Chắc chắn phương pháp bảo quản truyền thống không còn xa lạ gì với người nông dân Việt Nam. Từ ngày xưa, khi mà đời sống chưa phát triển thì người dân chọn cách sử dụng những bao tải để chứa đựng và bảo quản nông sản khỏi sự tấn công của động vật như chuột và côn trùng.

Phương pháp bảo quản nông sản công nghệ CAS

Biện pháp bảo quản nông sản bằng công nghệ CAS thường được sử dụng để bảo quản những nông sản tươi. Bằng việc sử dụng thiết bị CAS kết hợp với thiết bị làm lạnh để tác động gây ức chế quá trình bị oxi hóa, giúp chống lại sự gia tăng nhiễm khuẩn mà không cần phải phá vỡ những cấu trúc tế bào.

Phương pháp bảo quản nông sản bằng kho lạnh

Biện pháp bảo quản nông sản bằng kho lạnh là việc sử dụng nhiệt độ thấp để gây ức chế hoạt động của các vi sinh vật và côn trùng, nhiệt độ càng ở mức thấp thì càng hạn chế được quá trình oxi hóa xảy ra bên trong nông sản

Xem thêm: 

>>> Bảo quản nông sản nhằm mục đính gì và bằng cách nào?


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

Các biện pháp bảo quản nông sản

Hàng nông sản bao gồm những gì?

Nông sản bao gồm một phạm vi khá là rộng các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:

- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản:lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật tươi sống (trừ cá và các sản phẩm từ cá), cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,….

- Các sản phẩm phái sinh: bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,…..

- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô.


Đặc điểm của mặt hàng nông sản

Bản chất của nông sản là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi. Một mặt hàng nông sản bao gồm những đặc điểm sau:

Tính thời vụ

Tính thời vụ chính là nét đặc thù điển hình nhất của mặt hàng nông sản Việt Nam . Nó thể hiện cho quá trình nuôi trồng, sinh trưởng và thu hoạch luôn đi cùng và nối tiếp nhau. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được bởi vì đó là quy luật sinh trưởng của tạo hóa tự nhiên do vậy thường có những mùa vụ khác nhau trong quá trình sản xuất.

Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

Tùy thuộc vào sự biến đổi của khí hậu, điều kiện tự nhiên mà mỗi loại nông sản có một tính thích ứng riêng. Tốc độ sinh trưởng, chất lượng nông sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như độ màu mỡ của đất đai, khí hậu và thời tiết. Nếu được trồng và nuôi trong điều kiện thuận lợi, nông sản sẽ phát triển mạnh, cho sản lượng và chất lượng cao. Ngược lại sẽ cho năng suất thấp, sụt giảm về chất lượng nếu sinh trưởng trong điều kiện kém thuận lợi.

Chất lượng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng

Khi mua bất kỳ mặt hàng nông sản nào, người tiêu dùng luôn ưu tiên và chú trọng vào tiêu chí chất lượng. Nông sản phải trải qua nhiều giai đoạn kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm mới được bán trên thị trường. Điều này nhằm bảo vệ sự an toàn cho sức khỏe và tính mạng của người mua khi sử dụng.

Nông sản có tính đa dạng

Nông sản có đặc điểm đa dạng bởi vì mỗi loại nông sản sẽ sinh trưởng trong từng vị trí địa lý, điều kiện đất đai, tính chất thời tiết,… và cách thức chăm sóc khác nhau.


Tiêu chuẩn nông sản sạch

Đối với nông sản sạch cần có những tiêu chuẩn sau :

Lựa chọn vùng đất trồng trọt

Khu vực canh tác phải được khảo sát, đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, không chứa các mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý.

Đặc biệt phải cách xa các khu công nghiệp, nơi ổn ào, khói bụi.

Nguồn đất sử dụng trong sản xuất

Đất trồng cần được lấy mẫu, phân tích, đánh giá mức độ phù hợp với loại nông sản dự định trồng.

Thường xuyên được đánh giá định kỳ, điểu chỉnh hoặc có những biện pháp chống thoái hóa đất, đảm bảo chất lượng nông sản.

Lựa chọn giống cây trồng

Hạt giống gieo trồng nông sản sạch phải đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, thuộc danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Khi tiến hành canh tác gieo trồng hạt giống phải ghi chép nhật ký đầy đủ tên giống, cấp giống, nơi sản xuất giống, hoá chất xử lý hạt giống và mục đích xử lý (nếu có).

Phân bón dùng cho nông sản sạch

Nhà nông chỉ được phép sử dụng các loại phân bón trong danh mục được Nhà nước cho phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Nguồn nước được dùng để pha phân bón lúc tưới cũng phải là nguồn nước đạt tiêu chuẩn VietGap, nhằm đảm bảo lợi ích cho cây trồng và sức khỏe người sử dụng.

Nguồn nước tưới cho nông sản sạch

Nước sử dụng trong quá trìn canh tác nông sản sạch phải đảm bảo từ nguồn an toàn, cách xa hoàn toàn những nguồn hóa chất độc hại.

Tuyệt đối không được dùng nước thải, nước ô nhiễm, chưa qua xử lý để tưới tiêu.

Vấn đề này rất được các đoàn thanh tra chú ý mỗi khi tái kiểm định chất lượng VietGap cho nông sản.

Hóa chất sử dụng ( thuốc bảo vệ thực vật)

Chỉ được phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.

Tuân thủ hướng dẫn ghi trên bao bì hoặc hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Quy trình thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Quá trình thu hoạch cũng phải đảm bảo an toàn cho nông sản, tất cả thiết bị, dụng cụ, bao bì đóng gói … tiếp xúc trực tiếp với cây trồng phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm cho nông sản.

Tất cả đều phải đảm bảo an toàn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.

icon-date
Xuất bản : 03/05/2022 - Cập nhật : 29/11/2022