logo

Các bể dầu khí trong thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ nước ta hình thành trong thời gian?

icon_facebook

Trong các giai đoạn vận động hình thành lãnh thổ Việt Nam, các loại khoáng sản được sinh ra và hình thành. Vậy, Các bể dầu khí trong thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ nước ta hình thành trong thời gian? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


Câu hỏi: Các bể dầu khí trong thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ nước ta hình thành trong thời gian?

A. Tiền Cambri.                                              

B. Đại Cổ sinh.

C. Đại Trung sinh.                                          

D. Đại Tân sinh.

Đáp án đúng: D. Đại Tân sinh


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án D

Các bể dầu khí trong thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ nước ta hình thành trong thời gian Đại Tân sinh. Trong giai đoạn này, các loại khoáng sản hình thành và phát triển.


- Tìm hiểu về quá trình hình thành các bể dầu khí trong giai đoạn Đại Tân sinh

Đại Tân sinh, là đại hiện tại và gần đây nhất trong số ba đại địa chất của Liên đại Hiển sinh. Nó bắt đầu 66 triệu năm trước ngay sau kỷ Phấn trắng và kéo dài đến tận ngày nay. 

Các bể dầu khí trong thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ nước ta hình thành trong thời gian?

Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu mỏ tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất, là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng.

Trầm tích lắng đọng trong các bể thành lớp này chồng lên lớp khác theo thời gian. Các bể dầu khí trong thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ nước ta hình thành trong thời gian Đại Tân sinh. Trong giai đoạn này, các loại khoáng sản hình thành và phát triển. Đồng thời, trong trầm tích có chứa vật chất hữu cơ ở dạng phân tán hay tập trung tùy thuộc vào loại đất đá và môi trường lắng đọng. Đất đá chứa vật chất hữu cơ được chôn vùi trong bể trầm tích đến một độ sâu nhất định sẽ chịu tác động của nhiệt độ, từ đó vật chất hữu cơ sẽ chuyển hóa thành bitum và tiếp tục bitum chuyển hóa thành dầu thô và khí hydro cácbon (hay còn gọi là khí thiên nhiên). Tầng hoặc lớp đá chứa hàm lượng vật chất hữu cơ đủ lớn để có thể sinh ra dầu khí được các nhà địa chất gọi là tầng hoặc lớp đá sinh. Sau khi dầu khí được sinh ra, dưới tác động của thủy động lực trong lòng đất và lực trọng trường, chúng sẽ dịch chuyển hay còn gọi là di cư đến những lớp đất đá có lỗ hổng như những “ngôi nhà tí hon” để trú ngụ ở đó. Tầng đất đá có nhiều “ngôi nhà” như thế được gọi là tầng chứa dầu khí.

Ở nước ta, dầu và khí đốt đã được phát hiện dưới độ sâu hơn 1000 mét trong lòng đất vào những năm 70 của thế kỷ trước nhờ vào các giếng khoan thường gọi là giếng khoan tìm kiếm thăm dò dầu khí. Đầu tiên, khí đốt được khai thác ở mỏ Tiền Hải C, tỉnh Thái Bình vào năm 1981. Chỉ vài năm sau (năm 1986), dầu cũng được khai thác ở mỏ Bạch Hổ, nằm ngoài khơi, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km về phía Đông Nam. Về vị trí địa chất, mỏ khí Tiền Hải C thuộc phần đất liền của bể trầm tích Sông Hồng, còn mỏ dầu Bạch Hổ thuộc phần ngoài biển của bể trầm tích Cửu Long.

>>> Xem thêm: Tính trẻ lại của núi non, sông ngòi Việt Nam trong giai đoạn Tân kiến tạo thể hiện qua đặc điểm?

icon-date
Xuất bản : 05/09/2022 - Cập nhật : 06/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads