logo

Các bazơ mạnh thường gặp

Câu hỏi: Các bazơ mạnh thường gặp

Lời giải: 

Các bazo thường gặp là: 

- Lithi hydroxide (LiOH)

- Natri hydroxide (NaOH)

- Kali hydroxide (KOH)

- Rubiđi hydroxide (RbOH)

- Caesi hydroxide (CsOH)

- Calci hydroxide (Ca(OH)2

- Stronti hydroxide (Sr(OH)2

- Bari hydroxide (Ba(OH)2

- Tetrametylamoni hydroxide

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu thêm về bazo và cách phân biệt bazo mạnh - bazo yếu nhé.


1. Định nghĩa về bazơ là gì?

Bazơ là hợp chất hóa học mà phân tử của nó bao gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH), trong đó hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit.

Ngoài ra, ta có thể hình dung bazơ chính là chất mà khi hòa tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có pH lớn hơn 7.


2. Công thức của  bazơ là gì?

Bazơ có công thức hóa học tổng quát sau đây:

M(OH)n

Trong đó:

  • M là môt kim loại
  • n là Hóa trị của kim loại.

Ví dụ :

  • CTHH của bazơ Natrihidroxit là NaOH
  • CTHH của bazơ Sắt (III) hidroxit là H2CO3
  • CTHH của bazơ kali hidroxit là KOH

3. Các loại  bazơ thường gặp

- Bazơ gồm:

+ Oxit và hiđroxit của kim loại (trừ các oxit và hiđroxit lưỡng tính: Al2O3, Al(OH)3, ZnO, Zn(OH)2...).

+ Các anion gốc axit không mạnh không còn H có thể tách thành ion H+ (CO32-, CH3COO-, S2-, SO32-, C6H5O-...).

+ NH3 và các amin: C6H5NH2, CH3NH2...


4. Cách đọc tên bazơ như thế nào?

Bazơ được gọi tên theo trình tự:

Tên bazơ =  Tên kim loại ( kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + hidroxit

Ví dụ :

+ NaOH được đọc là natri hidroxit

+ Ca(OH)2 được đọc là canxi hidroxit

+ Cu(OH)2 được đọc là đồng (II) hidroxit

+ Fe(OH)2 được đọc là sắt (II) hidroxit.


5. Tính chất vật lí của  bazơ

Những tính chất vật lý chung của các loại bazơ bao gồm:

+ Bazơ nồng độ cao và bazơ mạnh có tính ăn mòn chất hữu cơ và tác dụng mạnh với các hợp chất axit.

+ Bazơ sẽ gây ra cảm giác nhờn hoặc một số nhớt và có mùi

+ Có vị đắng.


6. Tính chất hóa học của  bazơ

a. Bazơ làm đổi màu giấy quỳ tím

Ta thực hiện thí nghiệm nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào giấy quỳ tím và sau đó quan sát ta nhận thấy rằng màu của nó thay đổi chuyển sang màu xanh. Do đó ta có thể kết luận rằng dung dịch bazơ làm đổi màu giấy quỳ tím thành xanh.

Vì vậy, dựa vào tính chất này, giấy quì tím được dùng để nhận biết dung dịch bazơ.

Ngoài ra, Dung dịch bazơ còn làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

b. Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

Phương trình phản ứng:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

c. Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Phương trình phản ứng:

  • KOH + HCl → KCl + H2O
  • Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

d. Bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới

Phương trình phản ứng:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

e. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước

Phương trình phản ứng:

Cu(OH)2 →  CuO + H2O.

2Fe(OH)3  →Fe2O3 + 3H2O     


7. Cách phân biệt và xác định bazơ mạnh, bazơ yếu?

a) So sánh định tính tính bazơ của các bazơ

- Nguyên tắc chung: khả năng nhận H+ càng lớn thì tính bazơ càng mạnh.

- Với oxit, hiđroxit của các kim loại trong cùng một chu kì: tính bazơ giảm dần từ trái sang phải.

NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3 và Na2O > MgO > Al2O3

- Với các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A: tính bazơ của oxit, hidroxit tăng dần từ trên xuống dưới.

LiOH < NaOH < KOH < RbOH

- Với amin và amoniac: Gốc R đẩy e làm tăng tính bazơ ngược lại gốc R hút e làm giảm tính bazơ.

(C6H5)3N < (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH

- Trong một phản ứng bazơ mạnh đẩy bazơ yếu khỏi muối.

- Axit càng mạnh thì bazơ liên hợp càng yếu và ngược lại.

b) So sánh định lượng tính bazơ của các bazơ

- Với bazơ B trong nước có phương trình phân ly là:

B + H2O <=> HB + OH- ta có hằng số phân ly bazơ KB.

- KB chỉ phụ thuộc bản chất bazơ và nhiệt độ. Giá trị KB càng lớn thì bazơ càng mạnh.

icon-date
Xuất bản : 19/10/2021 - Cập nhật : 20/10/2021