Câu trả lời chính xác nhất: Cá thể không thể là đơn vị tiến hoá vì cá thể chỉ có duy nhất 1 kiểu gen do vậy cá thể không hề có biến dị di truyền. Ngoài ra mỗi cá thể chỉ tồn tại một thế hệ và chiếm một không gian rất hạn chế. Nên cá thể không thể là đơn vị tiến hóa
Để hiểu rõ hơn về câu hỏi cá thể không thể là đơn vị tiến hóa, mời bạn đọc theo dõi nội dung sau đây.
* Bằng chứng trực tiếp
- Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.
- Từ hóa thạch xác định tuổi lớp đất chứa hóa thạch hay ngược lại và biết được sự xuất hiện trình tự loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau .
* Bằng chứng gián tiếp
- Bằng chứng giải phẫu so sánh
+ Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
+ Cơ quan tương đồng (tiến hóa phân li): là các cơ quan ở các loài khác nhau nhưng có nguồn gốc chung từ cơ quan tổ tiên , các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau trong hiện tại.
+ Cơ quan thoái hóa: cũng là cơ quan tương đồng nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
+ Cơ quan tương tự (tiến hóa đồng qui): là những cơ quan thực hiện chức năng giống nhau nhưng không chung nguồn gốc.
- Bằng chứng tế bào học
+ Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
+ Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó.
+ Các tế bào của các loài đều có thể thức cấu tạo giống nhau.
- Bằng chứng sinh học phân tử
+ Các loài sinh vật đều có vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là axit nuclêic.
+ ADN đều cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.
+ Prôtêin đều được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau.
+ Các loài đều được sử dụng chung một bộ mã di truyền.
>>> Xem thêm: Thế giới sống liên tục tiến hóa dựa trên cơ sở nào?
a. Học thuyết tiến hóa cổ điển
* Học thuyết Lamac
+ Quan điểm của Lamac về nguyên nhân tiến hoá
- Theo Lamac, tiến hoá không chỉ là biến hoá mà là một quá trình phát triển có tính kế thừa lịch sử và nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp
- Theo Lamac có 2 nguyên nhân tiến hoá chính là do tác động của ngoại cảnh và do động vật thay đổi tập tính.
+ Cơ chế tiến hoá theo quan điểm của Lamac
- Ngoại cảnh và tập quán hoạt động tác động đến sinh vật làm sinh vật biến đổi.
- Các biến đổi đều được di truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản.
- Biến đổi có tính kế thừa lịch sử. Các biến đổi nhỏ sẽ được tích luỹ qua thời gian thành những biến đổi lớn, sâu sắc.
* Học thuyết tiến hoá của Đacuyn
+ Biến dị và di truyền
- Biến dị cá thể là những sự sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản. Loại biến dị này xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và không xác định, là nguồn nguyên liệu của tiến hoá.
- Đacuyn cho rằng: những biến đổi dưới tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật chỉ gây ra những biến đổi theo một hướng xác định, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
- Theo Đacuyn, tính di truyền là cơ sở cho sự tích luỹ các biến dị nhỏ thành các biến đổi lớn.
+ Chọn lọc
Có 2 dạng chọn lọc là chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
- Chọn lọc nhân tạo: là quá trình vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất.
- Chọn lọc tự nhiên: là quá trình đào thải những biến dị bất lợi và tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật nhằm giúp sinh vật thích nghi với những biến động môi trường.
+ Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền, là nhân tố chính trong việc hình thành các đặc điểm thích nghi và hình thành loài mới.
+ Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng, trên quy mô rộng lớn và qua thời gian lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới sự hình thành nhiều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu.
b. Học thuyết tiến hóa hiện đại
* Các nhân tố tiến hóa
+ Đột biến
- Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp vì tần số đột biến gen của từng locut gen thường rất nhỏ (〖10〗(-6) – 〖10〗(-4)), nhưng mỗi sinh vật có rất nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể, nên đột biến gen lại giữ vai trò chủ yếu tạo nên nguồn biến dị di truyền (nguyên liệu sơ cấp) cho quá trình tiến hoá.
+ Di – nhập gen
- Các quần thể thường không cách ly hoàn toàn với nhau, do đó giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể: hiện tượng này gọi là di nhập gen hay dòng gen. Di nhập gen làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc làm thay đổi tần số alen của quần thể Tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể bị thay đổi nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể lớn hay nhỏ.
+ Chọn lọc tự nhiên
- Thực chất của CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình qua nhiều thế hệ dẫn đến chọn lọc kiểu gen (duy trì những kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi và đào thải những kiểu gen quy định kiểu hình không thích nghi với môi trường)
- CLTN là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa.
+ Các yếu tố ngẫu nhiên
- Sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai, dịch bệnh…) còn được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền
+ Giao phối không ngẫu nhiên
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm tần số kiểu gen dị hợp là làm nghèo vốn gen của quần thể và giảm sự đa dạng di truyền.
- Các kiểu giao phối không ngẫu nhiên: tự thụ phấn, giao phối giữa các cá thể có cùng huyết thống và giao phối có chọn lựa (các nhóm cá thể có kiểu hình nhất định thích giao phối với nhau).
>>> Xem thêm: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có chung vai trò nào sau đây?
Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại cho rằng các đột biến ngẫu nhiên cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa bằng cách tạo ra các biến dị di truyền trong quần thể qua đó CLTN sẽ tác động làm phân hóa quần thể. Như vậy, chỉ có quần thể với nguồn biến dị di truyền phong phú của mình mới có thể tiến hóa được theo thời gian và không gian. Rõ ràng là cá thể chỉ có một kiểu gen duy nhất và do vậy cá thể không hề có biến dị di truyền. Ngoài ra, mỗi cá thể chỉ tồn tại một thế hệ và chiếm cứ một không gian rất hạn chế.
Do vậy, cá thể không có các đặc điểm cần thiết cho quá trình tiến hóa. Trong khi đó mỗi quần thể đều có một vốn gen riêng cùng các tần số gen đặc trưng. Trong quần thể luôn luôn có nguồn biến dị di truyền đồng thời quần thể tồn tại qua nhiều thế hệ và chiếm cứ một khoảng không gian rộng lớn do vậy nó có thể tiến hóa.
----------------------
Như vậy, qua bài viết trên Toploigiai đã cùng bạn trả lời câu hỏi "Cá thể không thể là đơn vị tiến hoá vì?" và cung cấp cho bạn một số kiến thức về các bằng chứng và cơ chế tiến hóa. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt!